Sao la được chọn làm linh vật SEA GAME 31 và được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”, một trong những sinh vật bí ẩn nhất hành tinh. Theo ước tính của các chuyên gia, hiện chỉ còn khoảng vài chục cá thể Sao la có thể được tìm thấy ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt – Lào.
Linh vật của SEA Games 31 là Sao la cùng khẩu hiệu là “For a stronger South East Asia” (tạm dịch: Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn).
Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh). Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.
Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã cho rằng việc tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20 là chuyện khó có thể xảy ra. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào. Tên sao la được phiên âm ra từ tiếng Thái và tiếng Lào, có nghĩa là “cặp sừng thẳng vút”, trên khuôn mặt sao la có các đốm trắng như những ngôi sao thể hiện sự sáng toả trong rừng thẳm, hy vọng của sự tồn tại của một khu rừng đa dạng và nguyên sinh.
Sao la được tìm thấy tại Việt Nam năm 1992. (Ảnh: AP)
Ngoài ra, sao la còn có sự dẻo dai, sức mạnh tiềm ẩn và sự bền bỉ hơn các loài thú móng guốc khác và chúng thích sống những cánh rừng nguyên sinh, đồi núi hiểm trở, vách đá cheo leo. Sao la có hình thể đẹp, cân đối, cơ bắp chắt nịch, di chuyển nhẹ nhàng nhưng lại đầy năng lượng, dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm.
Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển dọc dãy Trường Sơn, vào mùa đông, sao la sẽ di cư xuống những vùng đất thấp hơn để tránh rét. Vì ít khi được quan sát nên khoa học không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng.
Bị đe doạ bởi nạn đặt bẫy trộm và môi trường sống bị phá hủy do nạn khai thác gỗ trái phép và các dự án phát triển không bền vững, Sao la hiện chỉ còn vài trăm, thậm chí chỉ vài mươi cá thể, theo phỏng đoán của các nhà khoa học. Năm 2006, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xác định tình trạng loài động vật ở mức “Cực kỳ nguy cấp”. Các chuyên gia Sao La trên thế giới đang thúc giục Chính phủ Việt Nam và Lào, các nhà bảo tồn, doanh nghiệp, cùng hợp sức và cam kết bảo vệ loài này.
Ngày 9/7 hàng năm được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên chọn là ngày Quốc tế Sao la. (Ảnh: WWF)
Để thực hiện nhân nuôi, bảo tồn sao la, đầu năm 2019, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Bộ NNPTNT đã ký bản ghi nhớ về việc xây dựng Chương trình nhân nuôi bảo tồn loài sao la (Pseudoryx nghetinhensis) tại Việt Nam. Mục đích của Bản ghi nhớ này là nhằm thành lập và hoạt động Trung tâm nhân giống bảo tồn sao la và tìm, bắt sao la từ tự nhiên để thực hiện nhân nuôi bảo tồn. Theo đánh giá, thực hiện chương trình này không làm suy giảm quần thể của loài này trong tự nhiên.
Tổng cục Lâm nghiệp và Nhóm công tác IUCN sao la sẽ thực hiện kế hoạch bảo tồn toàn diện, thu hẹp khoảng cách giữa quản lý quần thể hoang dã và nuôi nhốt. Bản ghi nhớ có thời hạn 5 năm. Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá với điều kiện khí hậu và địa lý, Việt Nam là một trong các nước có độ đa dạng cao về các hệ sinh thái quan trọng và các loài động, thực vật hoang dã đặc hữu, quý, hiếm.
Từ khi phát hiện loài này vào năm 1992, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế đã thực hiện nhiều nỗ lực bảo tồn tại chỗ những cá thể sao la còn lại, tuy nhiên, mối đe dọa với loài này vẫn rất cao. Việc xây dựng một chương trình nhân nuôi bảo tồn sao la là hết sức cần thiết để kịp thời gìn giữ loài thú tuyệt đẹp này cho muôn đời sau.
SEA Games 31 sẽ diễn ra từ ngày 5-23/5/2022 tại Hà Nội và các địa phương lân cận gồm Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Bắc Giang. Đây là lần thứ 2 Hà Nội đăng cai SEA Games kể từ năm 2003.
Trước đó, ngày 19/11/2021, Ban tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng, biểu tượng vui, bài hát và khẩu hiệu của SEA Games 31 và Para Games 11 đã tổ chức trao giải cho các tác phẩm đoạt giải trong đó Sao la được chọn làm linh vật cho sự kiện Thể thao lớn nhất Đông Nam Á năm 2022. Thông qua mẫu biểu tượng Sao la Ban tổ chức mong muốn mang đến cho bạn bè trong khu vực và quốc tế biết thêm những giá trị rất đặc biệt mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước Việt Nam.
|
Anh lam tinh GO88
Hậu Thạch