Đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã

Cập nhật: 27/03/2023
Với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã có thể nói là vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Tại Việt Nam, nhu cầu đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã, như sừng tê giác, vảy tê tê hoặc ngà voi rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự sinh tồn của các loài động vật này. Theo các chuyên gia, với khung pháp lý về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã có thể nói là vững chắc trong khu vực, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để có những hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Thả động vật hoang dã về môi trường sống tự nhiên.

Theo giới chuyên gia, để đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch hành động bảo vệ động vật hoang dã, cần có những nỗ lực phối hợp và hợp tác với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội. Chỉ khi chúng ta cùng chung tay mới có thể xây dựng các giải pháp hiệu quả để chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai.

Giới chuyên gia cho rằng, các nỗ lực chống hoạt động buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật chỉ có thể đạt được hiệu quả tối đa nếu chúng ta cùng nhau chung tay giảm được nhu cầu trên thị trường.

Việt Nam là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 3.000 loài cá, hơn 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú. Tuy nhiên, tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật, thực vật hoang dã đang làm suy thoái sinh cảnh tự nhiên, gây mất đa dạng sinh học; tạo ra áp lực lớn cho công tác bảo tồn thiên nhiên.

Thiên lý

Nguồn: TCĐT Thiên nhiên và Môi trường - thiennhienmoitruong.vn - Đăng ngày 25/03/2023