Việc thải
chất thải chưa qua xử lý tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề,
khu dân cư tập trung ngày càng tăng về khối lượng gây bức xúc trong nhân
dân.
Môi trường
nước, khí tại một số sông hoặc các khu công nghiệp tập trung đã bị ô nhiễm. Báo
cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp tháng 3/2009
cho thấy, nồng độ khí thải CO, SO2, NO2, NH3, bụi và độ ồn tại khu vực khu công
nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép 5937, 5938/2005; Nước
thải tại một số điểm thải từ khu công nghiệp có các thông số SS, COD, BOD5,
coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 10 lần TCVN 5945-2005.
Hàm lượng các
chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông Long Hầu, Kiên
Giang các thông số COD, BOD5, SS, dầu mỡ khoáng, coliform vượt tiêu chuẩn cho
phép 4; 2,9; 1,4; 8; 3-6 lần TCVN 5942-1995 chất
lượng nước mặt, đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Asen
cadimi.
Kết quả phân
tích nước thải tại cửa xả của một số doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, gạch men
tại khu công nghiệp, các thông số COD, BOD5, SS, Asen vượt 20,7; 16; 15,5; 10,4
lần TCVN 5945-2005. Chất
thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất trong khu
công nghiệp chưa được thu gom xử lý theo qui định.
Báo cáo hiện
trạng môi trường Việt Nam, kết quả quan trắc môi trường biển vùng ven bờ, có
biểu hiện ba chất ô nhiễm (dầu, kẽm, và chất thải lỏng hữu cơ) luôn có hàm lượng
cao theo thời gian và có thể tạo ra những điểm nóng ô nhiễm ở các vùng cửa sông
lớn đổ ra biển, một số điểm có biểu hiện rõ ô nhiễm do kim loại nặng, tồn dư
thuốc trừ sâu có hàm lượng cao hơn từ 2-4 lần so với các khu vực ven biển khác;
Kết quả phân tích môi trường nước biển ven tại vùng cửa sông có dấu hiệu ô nhiễm
cao hơn các vùng khác.
Số liệu thống
kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình 1 năm tỉnh Thái
Bình sử dụng từ 250-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật và hàng trăm ngàn tấn phân bón
hoá học các loại, đây là nguồn ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thải ra
các sông nội đồng cùng với chất thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung thải ra
các cửa sông ven biển, đã thể hiện hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật tại các vùng cửa sông ven biển luôn cao hơn các vùng biển
khác.
Các chất thải
gây ô nhiễm môi trường phát sinh các hoạt động trên cùng với chất thải ngay trên
biển (hoạt động vận tải, đóng tàu, nuôi trồng thuỷ sản…) là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường biển và vùng ven bờ, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho việc nuôi
trồng thuỷ hải sản.
Phát triển
kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
BND tỉnh đã có Quyết định số
1486/QĐ-UBND về việc phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội
vùng ven biển Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất trên địa bàn vùng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt
15,2%; Phấn đấu đến năm 2015, 80-90% chất thải trong công nghiệp được thu gom và
xử lý bằng công nghệ thích hợp; Đến năm 2020 có 100% chất thải công nghiệp và
sinh hoạt được thu gom và xử lý.
Phấn đầu đến
năm 2015, có 85 % số gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh, năm 2020 đạt 100%;
100% xã phường thị trấn có đội tự quản vệ sinh môi trường và có điểm thu gom rác
nơi công cộng; 100% gia đình trong khu dân cư thực hiện nội qui, cam kết bảo vệ
môi trường.
Để kiểm soát
và làm tốt công tác quản lý môi trường trong điều kiện phát triển kinh tế của
tỉnh, trước hết các ngành chức năng cần quản lý tốt nguồn tài nguyên ven
biển.
UBND các cấp
phải xây dựng được qui hoạch quản lý tổng hợp biển; Phân định rõ khu vực nuôi
trồng thuỷ sản theo mô hình sinh thái, khu vực khai thác chế biến thuỷ sản, khu
vực phát triển du lịch, khu vực cảng, công nghiệp đóng tàu và các khu vực khai
thác khoáng sản (cát, sa khoáng…)
Việc khai
thác cát biển phục vụ cho các công trình xây dựng, giao thông; Khai thác dầu khí
phải được nghiên cứu kỹ và đánh giá tác động môi trường chi tiết theo qui hoạch
đảm bảo cho phát triển bền vững… Tăng cường năng lực cán bộ có trình độ chuyên
môn quản lý môi trường, biển cho các cấp UBND huyện, xã, đặc biệt là những xã
ven biển để thực hiện chức năng quản lý môi trường, biển và vùng đới
bờ.
Đối với các
khu công nghiệp tập trung trên điạ bàn tỉnh nói chung và khu công nghiệp Tiền
Hải nói riêng, cần thành lập bộ phận chuyên môn đủ năng lực quản lý môi
trường.
UBND các cấp,
ban quản lý các khu công nghiệp khẩn trương qui hoạch tổng thể và xây dựng cơ sở
hạ tầng hệ thống các khu công nghiệp tập trung có hệ thống thu gom xử lý chất
thải đúng qui định pháp luật bảo vệ môi trường, đảm bảo nước thải phát sinh từ
các khu công nghiệp tập trung phải được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn Việt Nam
5945-2005 cột A
mới được phép thải vào các sông tiếp nhận; Chất thải rắn phải được thu gom xử lý
đúng qui định.
Sở Tài
nguyên&Môi trường phối hợp với UBND các cấp, cơ quan báo, đài tăng cường
truyền thông đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và nhân dân về ý thức bảo vệ
môi trường; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ
môi trường, có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm; Có kế hoạch xây
dựng, tư vấn cho các doanh nghiệp về pháp luật bảo vệ môi trường, kỹ thuật xử lý
chất thải; Đưa tiêu chí chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường làm căn cứ xét
thưởng thi đua, trao giải thưởng…
Ngăn chặn,
phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ đầu nguồn và quản lý chặt chẽ các lưu vực sông
đổ ra biển. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp phải
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường, đầu tư xử lý chất thải từ
đầu nguồn phát thải, chỉ được phép thải chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp và sông tiếp
nhận.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất đầu tư công nghệ, thiết bị mới, mạnh dạn áp dụng công nghệ sản xuất
sạch hơn, sử dụng nguyên, nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường. Khuyến
khích nhân dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phân huỷ nhanh, không
bền trong môi trường; phân bón vi sinh trong sản xuất nông nghiệp. Nghiêm cấm
việc sử dụng thuốc sâu trong danh mục cấm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Các cơ quan
quản lý nhà nước có kế hoạch quản lý chặt chẽ các lưu vực sông đổ ra biển; Cần
qui hoạch các sông nội đồng trên địa bàn tỉnh, xác định các sông tiếp nhận nước
thải công nghiệp, sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
phải được tách riêng để có biện pháp xử lý, không hoà nhập nước từ các sông nội
đồng chưa đạt tiêu chuẩn Việt Nam vào các sông lớn đổ ra biển; Tăng cường việc
giám sát, cấp phép xả nước thải vào nguồn nước tại các sông tiếp nhận, chỉ cho
phép hoà nhập nước từ các sông tiếp nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam vào các sông
lớn.
Các cơ quan cần quản lý chặt chẽ
các hoạt động du lịch tại các bãi biển, cồn Vành. Các khu du lịch có qui chế
quản lý riêng, các hoạt động dịch vụ du lịch phải chấp hành các qui định về bảo
vệ môi trường, có biện pháp thu gom chất thải sinh hoạt để xử lý, không được
thải bừa bãi ra bãi biển, có ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường biển, tạo cảnh
quan môi trường xanh sạch đẹp, thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, các
ngành chức năng cần tăng cường việc bảo vệ bờ biển, môi trường biển; khuyến
khích nhân dân ven biển tích cực tham gia cùng với các cơ quan chức năng trong
việc bảo vệ bờ biển chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, trồng rừng ngập mặn,
tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tài trợ
cho việc trồng rừng và bảo vệ môi trường ven biển, quản lý tài nguyên vùng bờ,
du lịch sinh thái; Tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ biển, ứng dụng, đào tạo
giáo dục và truyền thông môi trường, quản lý tài nguyên biển, các địa phương gần
cửa sông có rừng ngập mặn (Nam Phú Tiền Hải, Thuỵ Trường Thái Thuỵ) vào khu bảo
tồn thiên nhiên, RAMSA, khu dự trữ sinh quyển cần phải bảo vệ nghiêm
ngặt.
Các cơ quan
quản lý nhà nước có kế hoạch, qui hoạch cụ thể vùng nuôi trồng thuỷ sản tập
trung, tách riêng khu khai thác, chế biến thuỷ hải sản; Có hướng dẫn kỹ thuật
nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác và chế biến đảm bảo kỹ thuật gắn với bảo vệ
môi trường; Không được chặt phá rừng ngập mặn trong nuôi trồng thuỷ hải sản; Có
dự báo về khí tượng thuỷ văn, hải văn, đánh giá rủi ro trong việc nuôi trồng
thuỷ sản đảm bảo phát triển bền vững cho phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ
môi trường.