Hà Nội là Thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là con sông lớn nhất. Trong tâm thức người Hà Nội, sông Hồng đã tạo ra cả không gian văn hóa, bề dày lịch sử của đất nước, sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
Ngày 21/3, trong khuôn khổ Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, không gian trưng bày các giá trị, sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội với nhiều sản phẩm đặc trưng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Hoa Lư, Thăng Long, Huế, cả ba kinh đô xưa mang những giá trị nhiều mặt, là nguồn hấp dẫn du khách hôm nay. Những di sản này cần được khai thác phát huy mạnh mẽ cho ngành du lịch.
Kẻ Mọc là vùng đất cổ của Thăng Long - Hà Nội, gồm 7 ngôi làng nằm ven sông Tô Lịch. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các làng xưa giờ đã lên phường, nhưng Lễ hội Năm làng Mọc vẫn được tổ chức 5 năm một lần theo phong tục truyền thống, thể hiện sự cố kết cộng đồng giữa 5 làng kết chạ và nỗ lực bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa của làng xã xưa trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ hôm nay.
Đình làng Đa Chất là một ngôi đình cổ, bề thế nằm ở khu vực ngã ba sông Châu Giang (sông Nhuệ) và Lương Giang (sông Lương). Làng Đa Chất (trước là Tông Chất) thuộc xã Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên), nằm ở khu vực giáp ranh với tỉnh Hà Nam.
Kim Liên là trấn Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại vương. Đền Kim Liên hiện còn lưu giữ được tấm bia đá cổ được dựng từ năm 1772 khắc thần tích và bài minh ca ngợi Thần được soạn từ năm 1510 và 39 đạo sắc phong của các triều đại.
Với gần 6 nghìn di tích đã được kiểm kê, Hà Nội sở hữu lượng di tích lớn nhất cả nước. Hệ thống di tích này góp phần làm phong phú thêm bức tranh di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào mà cơ quan quản lý ngành cần tìm ra cách khai thác hiệu quả, bảo đảm gắn kết nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản với phát triển du lịch bền vững.