Ngày 19/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng cho biết, tỉnh vừa ban hành văn bản đồng ý cho Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn Di sản ASEAN.
Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định có diện tích bảo tồn rộng hơn 7.100ha với hệ động vật phong phú, trong đó có hơn 200 loài chim; đặc biệt trong mùa chim di cư, tại đây có khoảng 40 nghìn cá thể chim được các nhà khoa học ghi nhận.
Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định là khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, nơi đây hàng năm các loài chim quý hiếm di cư về, bạn hãy dành thời gian khám phá nơi thiên nhiên hoang dã này.
Tỉnh Nam Định xác định bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy không chỉ là bảo tồn một mẫu cảnh quan đặc sắc của vùng cửa sông ven biển ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng mà còn góp phần phát triển hệ thống phòng hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ đời sống và dân sinh cho người dân vùng ven biển.
Đi giữa những cánh rừng ngập mặn trải dài ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), một bậc cao niên trong vùng cho biết, từ bao đời nay "bức tường xanh" này bảo vệ, che chắn xóm làng vượt qua mỗi mùa mưa bão. Rừng cũng mang lại cho người dân nhiều mô hình sinh kế bền vững.
Vườn quốc gia Xuân Thủy (VQG) nằm tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được biết đến là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây không chỉ là khu đất ngập nước quan trọng, thiên đường của các loài chim mà còn là nơi có sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên.