Bên cạnh việc giới thiệu vẻ đẹp của một số loài chim hoang dã ở Hà Nội, Triển lãm ảnh “Hà Nội đất lành chim đậu” được tổ chức nhằm truyền tải thông điệp trân trọng, yêu quý các loài chim hoang dã tới cộng đồng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng, chống việc săn bắt các loài chim, thực hành lối sống hài hòa với thiên nhiên.
Hàng trăm khoảnh khắc sống động, quý giá về các loài chim hoang dã trên khắp mọi miền đất nước tham gia cuộc thi và triển lãm ảnh "Chim hoang dã Việt Nam", đã thu hút sự quan tâm của công chúng yêu nhiếp ảnh và yêu thiên nhiên. Trong lần đầu tổ chức, sự kiện không chỉ có chất lượng nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa trong công tác bảo vệ chim hoang dã nói riêng, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học nói chung.
Hiện nay, tình trạng săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép chim hoang dã vẫn diễn ra ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái; đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ thiên nhiên của cộng đồng xã hội, chính quyền các địa phương và lực lượng chức năng…
Để bảo vệ những đàn chim hoang dã, di cư di trú tránh bão, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai hàng loạt các giải pháp, trong đó chú trọng đến thu gom, tiêu hủy hàng nghìn dụng cụ bẫy chim trên các cánh đồng.
Để ngăn chặn từ sớm nạn săn bắt chim trời mùa di cư, Thanh Hóa tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh.
Có quá trình hơn 20 năm nghiên cứu về các loài chim hoang dã tại Quảng Ninh, TS Lê Mạnh Hùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Chi hội trưởng Chi hội Nghiên cứu và Bảo tồn chim hoang dã Việt Nam (VBCS), vừa qua đã có chuyến khảo sát ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh, trong khuôn khổ chương trình khảo sát về đa dạng sinh học của Quảng Ninh. Nhân dịp này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh sự biến động của các loài chim ở khu vực Quảng Ninh trong những năm qua.
Hình ảnh đàn cò trắng, đàn chim hoang dã chao lượn trên mặt biển Hạ Long, trên rừng cây Núi Hứa, hay ở khu rừng ngập mặn Quảng Yên... đem đến góc nhìn khác về một Quảng Ninh xanh, bình yên, bên cạnh sự sôi động, náo nhiệt và hiện đại nổi tiếng lâu nay.
Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.
Vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã có Công văn số 1353/UBND-KTN gửi các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh thực thi pháp luật và tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư.
Việt Nam được đánh giá là một trong những khu vực tập trung chim hoang dã, di cư và các loài chim đặc hữu của thế giới, tạo nên các giá trị thiên nhiên quan trọng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch và xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước. Nhằm bảo vệ, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn bắt, tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.