Quảng Nam: Nỗ lực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền nam Trung bộ, có diện tích 10.574,86 km², dân số năm 2022 là 1.519.400 người. Với địa bàn rộng, vị trí địa lý đặc biệt tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh, Quảng Nam được xếp vào địa phương có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, nằm trong vùng cảnh quan ưu tiên của Trung Trường Sơn. Những năm qua, Quảng Nam đã và đang nỗ lực quản lý, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái, loài hoang dã, nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, ĐDSH của Quảng Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ của biến đổi khí hậu (BĐKH) và áp lực phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH), do vậy, công tác phục hồi, bảo tồn ĐDSH càng trở nên cần thiết và cấp bách.
Kon Tum: Kon Rẫy với công tác bảo tồn, xây dựng nhà rông truyền thống
Với nhiều nỗ lực, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, hiện là “điểm sáng” trong công tác bảo tồn nhà rông truyền thống với 100% nhà rông trên địa bàn được làm hoàn toàn bằng nguyên vật liệu tự nhiên.
Ninh Thuận: Thúc đẩy công tác bảo tồn loài cheo cheo lưng bạc
Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) là nơi đầu tiên ghi nhận loài cheo cheo lưng bạc ngoài tự nhiên nhưng việc bảo tồn đang gặp khó trước nạn săn bắn động vật hoang dã.
Sáng tạo trong khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa
Với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời cùng hệ thống các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, trong đó có hàng nghìn di sản đã được xếp hạng, Việt Nam là quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên nhân văn dồi dào để phát triển du lịch văn hóa. Đây vừa là hướng đi để du lịch và văn hóa được khai thác, phát triển hài hòa theo hướng bền vững, vừa là “chìa khóa” để tạo nên tính độc đáo, khác biệt, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch.