Nằm men theo tuyến sông Long Hồ, xóm nghề chằm nón lá (khóm 6, thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã tồn tại hàng chục năm qua với nhiều thế hệ người dân làm nghề. Trải qua sự phát triển thăng trầm, chiếc nón lá góp phần mang lại giá trị kinh tế, tạo việc làm cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, giờ đây, làng nghề đang đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường ngày thu hẹp. Từ một xóm nghề với nhà nhà làm nón lá, nay chỉ còn khoảng hơn 40 hộ làm nghề.
Sản phẩm du lịch cao cấp dựa trên tiềm năng sẵn có về cảnh quan sông nước miền Tây, văn hóa... sẽ kích cầu chi tiêu của du khách, phát triển du lịch địa phương.
Xuôi về Miền Tây đến với vùng đất có nhiều vườn trái cây trĩu quả, nhiều khu điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh đó là Vĩnh Long là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
Nhờ các nỗ lực phục hồi du lịch nên những tháng đầu năm 2023, du lịch các tỉnh miền Tây có nhiều chuyển biến tích cực. Vì vậy, trong dịp lễ 30/4 và 01/5 sắp tới, nhiều tỉnh chủ động tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch; mở thêm tour, tuyến du lịch mới… với kỳ vọng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Năm 2022 - năm đầu tiên trở lại sau Covid-19, huyện Mù Cang Chải đã đón trên 350.000 du khách, thị xã Nghĩa Lộ đã đón 276.000 lượt khách. Đó là những con số đánh dấu sự nỗ lực phục hồi, lấy lại tăng trưởng của ngành du lịch ở 2 địa phương này, góp sức cho phát triển vùng du lịch miền Tây của tỉnh Yên Bái.
Ngày nhìn dừa nước mọc dọc bờ sông, đêm nghe tiếng chim cuốc kêu gọi bạn thiết tha, mà nghĩ, mình đang “trôi” trong miền Tây mênh mông chứ không phải đang sống bên bờ sông Đò (Hội An, Quảng Nam).
Chùa Xiêm Cán là một trong 10 điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của vùng.
Từ ngày 01 - 31/10/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 10 với chủ đề “Ấn tượng miền Tây” với các hoạt động hàng ngày, cuối tuần nhằm giới thiệu về không gian văn hóa, du lịch miền Tây; các nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Cách Sài Gòn chưa đầy một tiếng lái xe, Nhà Dì Sáu là một chốn yên bình, mộc mạc dành cho những ai muốn rời phố thị ngột ngạt để thư giãn, lắng mình trong thiên nhiên và khám phá những nét đặc sắc của miền Tây sông nước.
Cây mắm là loại cây tiên phong bám đất để những trái đước ngừng trôi, cắm rễ mọc thành rừng, vì vậy mà có câu nói cửa miệng của dân Xóm Mũi là “Mắm đi trước, đước theo sau”. Ở đây tôi không đề cập 2 loại thực vật mang tính đại diện cho rừng ngập mặn bãi bồi, mà tôi mượn hình ảnh cây mắm để nói về những người đầu tiên đặt nền móng cho Khu du lịch Mũi Cà Mau bây giờ.