Cũng như các dân tộc miền núi, đồng bào J’rai, Bhanar trồng bông để dệt vải thổ cẩm, làm ra các loại trang phục truyền thống.
Khu vực miền núi Thanh Hóa là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú. Từ xưa đến nay, dệt thổ cẩm vốn là một trong những nghề truyền thống của đồng bào. Bởi vậy, những năm qua nhiều địa phương ở các huyện miền núi đã quan tâm giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm để phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con.
Y Hlạng nói rằng, chị yêu nghề dệt thổ cẩm của người Xê Đăng như cái cách dân tộc chị yêu nhà Rông, bến nước. Chị yêu những vẻ đẹp của những người đàn ông, phụ nữ khoác lên mình bộ áo quần thổ cẩm rồi cùng nhau đánh chiêng, múa xoang trong hương men rượu cần bên bếp lửa bập bùng mỗi mùa lễ hội. Vì vậy, bằng mọi cách, chị đã vực dậy nghề dệt thổ cẩm ở làng Pu Tá nói riêng và xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum nói chung để lưu giữ bản sắc dân tộc.