Những năm gần đây, nhiều bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai đã biết khai thác thế mạnh văn hóa bản địa để phát triển kinh tế bằng dịch vụ, du lịch.
Hàng trăm diễn viên quần chúng và rất nhiều người dân Bắc Kạn đã tham gia các hoạt động hưởng ứng ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) với các phần trình diễn trang phục truyền thống, văn nghệ, ẩm thực...
Cứ mỗi độ cuối thu, khắp bản làng, dòng sông, con suối đều thoang thoảng mùi hương của lúa nếp đang độ chắc dẻo, đượm màu, cũng là lúc đồng bào Tày ở Dương Quỳ (Văn Bàn) lại nô nức mở hội cốm mới.
Dịp Rằm tháng 7, bà con Tày, Nùng Lạng Sơn lại cùng đón một cái Tết vô cùng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa - Tết "Pây tái". Cùng với Tết Nguyên Đán, "Pây tái" là một trong hai cái Tết quan trọng nhất trong năm của đồng bào, góp phần tô điểm thêm bản sắc văn hóa của người Tày, người Nùng.
Nà Tông là thôn cổ của người Tày xã Thượng Lâm (Lâm Bình), nơi đây là điểm giao hòa giữa những danh thắng nổi tiếng bậc nhất của huyện Lâm Bình. Nà Tông đang từng bước trở thành điểm trung tâm phát triển du lịch của huyện Lâm Bình.
Trước đây, vì còn mải lo làm kinh tế để ổn định cuộc sống, người Tày ở Thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm chưa có điều kiện chăm chút cho vốn di sản văn hóa của ông bà là hát Then đàn Tính. Sau này, khi cuộc sống đã tạm yên ổn, người Tày ở đây bắt đầu ngồi lại với nhau, mò mẫm lượn những điệu Then cũ. Thế là CLB hát Then đàn Tính xã Lộc Ngãi ra đời vào năm 2016, với hơn 30 thành viên.