Tính đến hết năm 2022, thành phố Hà Nội có 321/806 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề của cả nước gồm 48 làng nghề truyền thống, 273 làng nghề. Bên cạnh các làng nghề, Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.
(TITC) - Ngày 17/8, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức hội nghị triển khai về ứng xử văn minh và du lịch cộng đồng cho dân cư xã Vân Hà (huyện Đông Anh), qua đó phát huy tiềm năng làng nghề trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung triển khai các giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khẳng định: “Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đồng thời nông thôn mới là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn”.
Thời gian gần đây, du lịch nông thôn được nhiều địa phương đẩy mạnh, xem đây là “mỏ vàng” trong phát triển kinh tế nông thôn, động lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới, tiếp cận mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Một số khảo sát trong nước và quốc tế gần đây chỉ ra rằng, du lịch cộng đồng sẽ là xu hướng chủ đạo sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, để tận dụng cơ hội phát triển đa dạng và bền vững các sản phẩm du lịch cộng đồng trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM), cần sự nỗ lực từ nhiều phía.
Thời gian qua, Yên Bái đẩy mạnh việc phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) với nhiều mô hình, điểm du lịch, tour du lịch độc đáo, đem đến những trải nghiệm thú vị cho du khách trong nước và quốc tế. Thông qua hoạt động du lịch, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa, tăng thêm thu nhập cho người dân, DLCĐ còn góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
Trong từng bước đi xây dựng nông thôn mới (XDNTM) cần đặc biệt coi trọng, phát huy cao độ bản sắc văn hóa của bản làng bằng cách XDNTM gắn với phát triển du lịch do người dân tự tổ chức thực hiện.