Phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, cần thêm một yêu cầu là “nói không với rác thải nhựa”. Những mô hình hay cần nhân rộng có thể kể đến Hội An (Quảng Nam) và Quy Nhơn (Bình Định).
Công sở sử dụng chai thủy tinh, hàng quán chỉ bán khi khách mang theo cà mèn, túi vải hay các phiên chợ sinh thái… là những điều dễ dàng bắt gặp khi đến thành phố du lịch Hội An. Trước sức ép rất lớn từ lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của người dân và du khách, TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã có những cách làm hay giúp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
Với mục đích kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường biển, ngày 11/5, BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cùng nhóm tình nguyện viện tổ chức ra mắt và đặt “Bống” tại bãi biển T18 ngã ba Nguyễn Văn Thoại – Võ Nguyên Giáp bắt đầu thực hiện sứ mệnh “ăn” rác thải nhựa.
Trong bộn bề những khó khăn của công tác xử lý rác thải nói chung và cuộc vận động nói không với túi ni lông nơi đảo xa, nhóm phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường thực sự ấn tượng với cách làm môi trường ở đảo Cù Lao Chàm (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Khi được hỏi về kinh nghiệm để thành công trong các câu chuyện cách đây hàng thập kỷ, ai ai ở xã đảo Tân Hiệp đều nói: Cù Lao Chàm không thể có được diện mạo như hiện nay nếu thiếu sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền cơ sở và đặc biệt là vai trò gương mẫu đi đầu của Đảng viên trên đảo.
Cách đây 20 năm, Cù Lao Chàm (Quảng Nam) ô nhiễm trầm trọng. Bằng quyết tâm của chính quyền và tấm lòng của cộng đồng người dân đã làm nên một hòn đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp bậc nhất ở Việt Nam. Giờ đây, Cù Lao Chàm lại là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện nói không với ống hút nhựa và tiến tới giảm các vật dụng nhựa khác.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức “Lễ ra quân phong trào chống rác thải nhựa”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã ký công văn số 1673/BTNMT-TTTNMT phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong Bộ tổ chức thực hiện.
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Mỗi hành động để quản lý rác thải nhựa, góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa xả ra môi trường cũng là cần thiết và phải làm ngay.
Vào tháng 8/2018, Nhiếp ảnh gia người Hà Nội Nguyễn Việt Hùng (Lekima Hùng) đã thực hiện hành trình gần 6.900 km từ Bắc vào Nam để quay và chụp nhiều hình ảnh về rác thải nhựa đang gây ô nhiễm kinh khủng dọc các bờ biển như thế nào.
Rác thải nhựa, trong đó có ống hút nhựa, tiếp tục gây ra những quan ngại trong cộng đồng. Biết rõ là vậy, song để giải quyết hiệu quả vấn đề này lại không đơn giản, kể cả với ngành Du lịch.
Ngày 14/11, Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Dương đã phối hợp với Phòng TN&MT và Phòng GD&ĐT TX. Thuận An tổ chức sự kiện “Hành trình giảm thiểu rác thải nhựa” tại Trường Tiểu học Phú Long, TX. Thuận An để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của nhựa và lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.