Liên minh Châu Âu, tổ chức Re:wild và WWF - Việt Nam sẽ tăng cường các nỗ lực nhằm tìm kiếm và cứu sao la - một trong những loài thú quý hiếm nhất thế giới, thuộc họ trâu bò và ước tính chỉ còn vài cá thể - khỏi bờ vực tuyệt chủng.
Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng SEA Games 31, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự khi được Ban Tổ chức SEA Games 31 lựa chọn làm địa điểm tổ chức trình diễn bay khinh khí cầu với chủ đề “Cuộc dạo chơi của Sao la - Kỳ lân châu Á”. Đây cũng là cơ hội để huyện Vũ Quang quảng bá hình ảnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng Vũ Quang thành điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch.
Sao la được chọn làm linh vật SEA GAME 31 và được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”, một trong những sinh vật bí ẩn nhất hành tinh. Theo ước tính của các chuyên gia, hiện chỉ còn khoảng vài chục cá thể Sao la có thể được tìm thấy ở các cánh rừng rậm dọc biên giới Việt – Lào.
Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam và Google, ngày 6/10, đã khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Giữ lại dấu chân sao la, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong việc cứu lấy loài động vật quý hiếm này bằng cách chặn đứng sự mất mát đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ chưa từng có trên hành tinh.
Sao la được mệnh danh “Kỳ lân châu Á” – một trong những loài thú quý hiếm từng xuất hiện nhiều nơi ở Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế. Từ khi phát hiện đến nay, việc bảo tồn Sao la đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mới đây, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam đã phát động chương trình “Giữ lại dấu chân Sao la”.
Ngày 9/7, nhân Ngày quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khởi động chiến dịch “Giữ lại dấu chân Sao la” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động.
Ngày Bảo vệ Sao la quốc tế lần thứ 2 (ngày 9/7) đã đánh dấu sự hợp tác quốc tế quan trọng, nhằm phát triển chương trình nhân giống Sao la đầu tiên, mở ra hy vọng cho loài động vật có vú, quý hiếm. Chương trình cho thấy sự khẩn cấp trong bảo tồn loài Sao la. Mặc dù, chương trình được điều phối bởi Nhóm các nhà nghiên cứu Sao la (SWG) đã có nhiều thành công trong bảo tồn sinh cảnh của Sao la tại dãy Trường Sơn, nơi giáp ranh giữa Lào và Việt Nam, nhưng việc săn bắt các loài hoang dã cho mục đích thương mại vẫn diễn ra tràn lan, khiến cho loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày Sao la Quốc tế lần thứ 2 – ngày 9 tháng 7 năm 2017 – đánh dấu một hợp tác quốc tế quan trọng nhằm phát triển chương trình nhân giống Sao la đầu tiên – mở ra niềm hy vọng mới cho loài động vật có vú, tương tự giống như linh dương, quý hiếm đến mức chưa một nhà sinh vật học nào từng “chạm trán” chúng trong tự nhiên.