Khám phá hệ sinh thái ngập nước ở Vườn quốc gia Tràm Chim
(TITC) – Vườn quốc gia Tràm Chim, nằm ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, được biết đến với hệ sinh thái đất ngập nước độc đáo của vùng Đồng Tháp Mười. Là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới, Tràm Chim là một trong những điểm đến du lịch sinh thái nổi bật, mang lại cho du khách cơ hội khám phá sự phong phú của thiên nhiên và động vật hoang dã.
Về miền Tây mùa nước nổi
Theo con nước từ thượng nguồn Mekong, hằng năm từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, miền Tây vào mùa nước nổi. Mùa nước nổi trở thành một phần của văn hóa sông nước gắn liền với đời sống của người dân miền Tây. Do đó, khám phá mùa nước nổi miền Tây cũng là trải nghiệm được nhiều du khách lựa chọn.
Đồng Tháp: Huyện Tam Nông khai thác, phát triển du lịch sinh thái bền vững
Với tiềm năng về du lịch sinh thái đặc thù, thời gian qua, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung khai thác, phát triển du lịch theo hướng bền vững: vừa khai thác du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng vừa chú trọng bảo tồn giá trị tài nguyên đặc thù.
Đồng Tháp triển khai Quy hoạch hệ thống du lịch
Ngày 24/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đề nghị triển khai Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo/Internet vạn vật trong quản lý môi trường tại Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp
Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim – Đồng Tháp là một mẫu chuẩn sinh thái đất ngập nước tiêu biểu của vùng Đồng Tháp Mười ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được chuyển hạng từ Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Với tổng diện tích vùng lõi 7.313 ha, VQG Tràm Chim được đánh giá là một trong những nơi có tầm quan trọng về sinh thái và đa dạng sinh học bao gồm 130 loài thực vật; 130 loài cá và các loài lưỡng cư, bò sát khác, hơn 230 loài chim, trong đó có loài sếu đầu đỏ quý hiếm và đang bị đe dọa.
Đồng Tháp: Sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim
Theo lãnh đạo Vườn quốc gia Tràm Chim, vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 07/3, trong lúc kiểm tra các trang thiết bị chữa cháy và chuẩn bị các bước cần thiết phục vụ cho đợt diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, viên chức và nhân viên Vườn quốc gia Tràm Chim đã ghi nhận 4 cá thể Sếu đầu đỏ tại phân khu A5.
Nhiều du khách tham quan Vườn quốc gia Tràm Chim dịp nghỉ Tết Dương lịch 2024
Nhiều du khách đến tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024 đã tăng hơn so với ngày thường, đó là nhận định của lãnh đạo Khu Du lịch Tràm Chim.
Đồng Tháp sẽ đưa 2 cá thể sếu đầu đỏ từ nước ngoài về trước ngày 14/12
Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ đưa 2 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan về trước ngày 14/12 để kịp tiến độ lễ công bố Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.
Đồng Tháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án bảo tồn sếu đầu đỏ
UBND tỉnh Đồng Tháp đưa ra mục tiêu của Đề án bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032 là phục hồi, phát triển đàn sếu đầu đỏ bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên.
Đồng Tháp: Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Tràm Chim
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua tỉnh Đồng Tháp đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim, bảo vệ môi trường cư trú, phát triển cho các loài động thực vật, giữ gìn tính đa dạng sinh học tại địa phương.
Đồng Tháp: Ký kết hợp tác bảo tồn sếu đầu đỏ
Các bên tham gia buổi ký kết xác định phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim là một trong những mắt xích quan trọng trong công tác bảo tồn đàn sếu đầu đỏ quốc tế.
Đồng Tháp: Ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim
Tác động của biến đổi khí hậu cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Hướng tới mục tiêu bảo tồn, khai thác bền vững giá trị tài nguyên, tỉnh Đồng Tháp đã quyết liệt triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp để ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học tại khu vực này.