Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khai thác hàu ảnh hưởng đến môi trường vịnh Lăng Cô

Khai thác hàu ảnh hưởng đến môi trường vịnh Lăng Cô

Cập nhật: 21/09/2009

Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) những năm gần đây không còn bình yên nữa. Nếu trước đây người dân ngụp lặn ở vịnh Lăng Cô để đào hàu bán cho các chủ lò vôi, nay nhiều người sử dụng thuyền máy để khai thác.

Thống kê của UBND thị trấn Lăng Cô cho thấy hiện có 32 thuyền máy cùng hàng trăm lao động của hai thôn Lập An, Loan Lý đang ngày đêm đào bới đáy vịnh Lăng Cô, hút vỏ hàu đem bán. Mỗi ghe thuyền đều được trang bị máy móc công suất lớn với sức hút mấy chục mét khối hàu/ngày. Vịnh Lăng Cô bị "móc ruột" ngày càng nặng nề khiến nhiều ụ cát lớn mọc ngay giữa vịnh.

Tiến sĩ Phạm Khắc Liệu - phó trưởng khoa môi trường (ĐH Khoa học Huế) - cảnh báo: "Việc đào đáy vịnh Lăng Cô lấy vỏ hàu sẽ gây những tác động môi trường nghiêm trọng: Chất lượng nước bị ô nhiễm, chất rắn, kim loại trong nước tăng lên, cùng với đó là độ đục của nước cũng tăng theo.

Các chất này ngăn cản sự truyền của ánh sáng làm sinh vật dưới nước không thể quang hợp được. Mặt khác, hàu còn là môi trường để các loài khác "dựa hơi" sinh sống. Nếu đào bới chúng lên sẽ làm mất cân bằng, đảo lộn hệ sinh thái dưới đáy vịnh".

Cũng theo tiến sĩ Liệu, các ụ cát xuất hiện giữa vịnh do khai thác vỏ hàu sẽ gây ô nhiễm cục bộ do các chất hữu cơ tích tụ và làm mất mỹ quan tại đây.

Vịnh Lăng Cô có diện tích hơn 16,17km2 với trữ lượng hàu ước tính 1,8 triệu tấn, tương đương 1,384 triệu m3, độ dày đạt từ 0,5-3m. Đặc điểm của vỏ hàu ở đây là được tích tụ từ nhiều năm và nằm sâu dưới các lớp đất cát nên chất lượng vôi được đánh giá rất cao, bán cho các thị trường từ Đà Nẵng, Bình Định đến các tỉnh Tây nguyên và sang tận Lào. Cùng với đó là nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển nên tình trạng khai thác hàu để nung vôi rầm rộ hơn.

Phó chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô Huỳnh Đức Hải cho biết: "Biển Lăng Cô nằm trong quy hoạch chung để phát triển du lịch tầm cỡ quốc gia và thế giới. Chiến lược chung là phát triển du lịch chứ không phải khai thác hàu".

Nhưng cũng theo ông Hải, chính quyền địa phương chỉ mới tuyên truyền đến người dân không nên khai thác vỏ hàu, chứ chưa có biện pháp xử lý những trường hợp khai thác trái phép. "Cưỡng chế, tịch thu phương tiện càng không thể, vì việc này liên quan đến công ăn việc làm của người dân" - ông Hải nói.

Làm sao để vừa giải quyết việc làm cho người dân vừa giữ được hệ sinh thái biển của vịnh Lăng Cô là một câu hỏi lớn đang được đặt ra cho các cấp chính quyền.

Báo Lao động
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037860

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC