Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Khám phá “Chợ quê – Ký ức tuổi thơ”

Khám phá “Chợ quê – Ký ức tuổi thơ”

Cập nhật: 01/07/2021

Tháng 7 này, một số hoạt động tiếp tục được mở lại tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chủ đề “Chợ quê - Ký ức tuổi thơ”, trong điều kiện tuân thủ triệt để các quy định phòng chống bệnh dịch.

Du khách khám phá ẩm thực Bến Tre tại Làng năm 2019.

Ban Quản lý Làng cho biết, nếu trong tháng 7, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các hoạt động sẽ thực hiện theo quy mô tập trung cho chương trình hằng ngày. Còn nếu dịch đã được kiểm soát, các hoạt động sẽ được tổ chức đầy đủ.

Trong tháng 7, các chương trình có sự tham gia của khoảng hơn 100 người, thuộc 13 dân tộc đang hoạt động hằng ngày của các nhóm cộng đồng dân tộc tại Làng, cùng với 20 nghệ nhân từ làng cổ Đường Lâm cho các ngày từ 23 đến 25/7, 20 thanh thiếu niên hỗ trợ các trò chơi dân gian.

Hằng ngày, chương trình “Chợ quê - Ký ức tuổi thơ” có các hoạt động như giới thiệu ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu… của dân tộc Mường; gà nướng… của dân tộc Dao; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao… của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi… của dân tộc Tày, Nùng; cá nướng, gà nướng, xôi màu… của dân tộc Thái, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như gốm, thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc…, trò chơi dân gian…

Không gian “Chợ quê - Ký ức tuổi thơ” tại Làng tái hiện cảnh chợ quê ngày hè của vùng Bắc Bộ, với đường dẫn vào là vòm tre thả nón lá, với khoảng 15 gian hàng cùng bàn ghế tre tạo giới thiệu và bán bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, kẹo lạc, kẹo dồi, lạc, vừng, ngô luộc, nước vối, nước chè xanh…; làm bút tre huyện Hoài Đức, nặn tò he Phú Xuyên, làm nón lá làng Chuông… Tại các gian hàng người bán hàng sẽ mặc trang phục truyền thống.

Ngoài ra, tại chợ quê, còn có khu vực trò chơi dân gian truyền thống: bắt trạch trong chum, đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, đi cà kheo…, không gian trò chơi của đồng bào các dân tộc đang hoạt động hằng ngày với đặc trưng các dân tộc màu sắc vùng miền tạo thêm điểm nhấn cho không gian chợ quê.

Tại chợ quê, 20 nghệ nhân từ làng cổ Đường Lâm sẽ trình diễn, thao tác nghề thủ công truyền thống.

Chợ quê cũng dành nhiều hoạt động cho trẻ nhỏ thông qua chương trình “Trải nghiệm văn hóa truyền thống” với Cuộc thi viết chữ đẹp “Nét chữ, nết người”; Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu làng em” và một số các trò chơi dân gian của trẻ thơ như chơi ô ăn quan, đánh chắt chơi chuyền, làm diều…

Chùa Khmer tại Làng.

Ngoài ra, trong tháng 7, còn tổ chức một số lễ truyền thống của các dân tộc như Lễ dâng y tắm mưa hay còn gọi là Lễ nhập hạ của người Khmer, Lễ cúng ché của đồng bào Ê Đê tỉnh Đắk Lắk

Trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát, tại Làng có các hoạt động du lịch như tour dành cho đối tượng học sinh “Bản làng đón em”; “Tự hào Việt Nam”; “Ký ức trẻ”, tour dành cho khách đoàn, người cao tuổi “Hành trình xanh”, tour “Ngôi nhà chung - Nơi gắn kết chúng ta”, tour dành cho khách gia đình: Family camp tour, tour dành cho khách đoàn lưu: Tour homestay “Một ngày bản buôn”.

Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch Homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tuyết Loan

Báo Nhân dân
Từ khóa: Chợ quê, Ký ức tuổi thơ, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033433

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC