Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 08/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khám phá du lịch sinh thái dưới chân núi Hàm Rồng

Khám phá du lịch sinh thái dưới chân núi Hàm Rồng

Cập nhật: 17/03/2025

Cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam, núi Hàm Rồng không chỉ là biểu tượng thiên nhiên hùng vĩ của Gia Lai mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá, du lịch “chữa lành”.

Điểm đến hấp dẫn du khách

Núi Hàm Rồng có độ cao khoảng 1.028 m so với mực nước biển, được mệnh danh là “miệng núi lửa dương” đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước. Đây cũng được gọi là “nóc nhà” của phố núi Pleiku. Đứng dưới chân núi, du khách có thể cảm nhận được sự kỳ vĩ của thiên nhiên, với những cánh rừng thông xanh mướt, những vườn cà phê bạt ngàn. Điều lý thú hơn nữa là du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh TP. Pleiku thơ mộng và những trụ điện gió cao vút trời xanh.

Vào khoảng tháng 10-12 hàng năm, dưới chân núi Hàm Rồng lại rực rỡ sắc vàng của hoa dã quỳ. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách săn những bức ảnh đẹp giữa thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ.


Toàn cảnh núi Hàm Rồng tuyệt đẹp, được ví là nóc nhà Pleiku. Ảnh: ĐVCC

Là du khách lần đầu đặt chân đến chân núi Hàm Rồng, ông Lê Văn Giang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Trầm hương sinh học TTT (TP. Hồ Chí Minh) cảm nhận: “Tôi đi du lịch rất nhiều nơi nhưng khi đặt chân đến phố núi Pleiku và đứng dưới chân núi Hàm Rồng, cảm giác rất ngỡ ngàng và khám phá được nhiều điều mới mẻ.

Với khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, tôi nghĩ đây là địa điểm phù hợp để nghỉ dưỡng, chữa lành, lấy lại năng lượng sau những tháng ngày ở phố phường đông đúc, công việc áp lực. Tôi mong rằng sớm có một khu nhà vườn nghỉ dưỡng dưới chân núi Hàm Rồng để du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn”.

Bà Chế Thị Tuyết Nhung sinh sống dưới chân núi Hàm Rồng hơn 30 năm qua. Bà Nhung chia sẻ: “Năm 1989, gia đình tôi chọn vùng đất dưới chân núi Hàm Rồng để lập nghiệp. Ngày ấy, xe cộ không nhiều như hiện nay nên người qua lại, khách lỡ chuyến xe phải ở lại qua đêm cũng nhiều. Những năm ấy, gia đình tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống, phục vụ khách cả ngày lẫn đêm. Nhiều khách ăn khuya rồi xin nghỉ nhờ đến sáng mới có xe về. Những đoàn khách du lịch cũng thường tìm đến chân núi thưởng ngoạn”.


Khu vườn Ngọa Long Sơn nép mình dưới chân núi Hàm Rồng. Ảnh: Sỹ Đại

Cũng theo bà Nhung, vì sống lâu năm dưới chân núi nên khi khách du lịch có nhu cầu, bà sẵn sàng làm hướng dẫn viên giới thiệu cho họ thăm thú nơi này. Ví dụ như cách chân núi Hàm Rồng khoảng 1 km là làng Ngol Tả (phường Chi Lăng, TP. Pleiku). Ở đây còn dấu tích 1 căn biệt thự cổ. Mặc dù đã đổ nát nhưng địa điểm này vẫn hút du khách với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của Pháp, gợi nhớ về một thời lịch sử đặc biệt của vùng đất. Và cũng ngay dưới chân núi Hàm Rồng là làng Prông Thoong (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) nổi tiếng với truyền thống thuần hóa ngựa hoang. Hình ảnh đàn ngựa hoang được thuần hóa trở thành vật nuôi thân thiết vẫn còn in đậm trong ký ức của đồng bào Jrai nơi đây và được truyền kể lại cho những du khách từng ghé thăm.

Hướng đến xây dựng khu quần thể du lịch

Núi Hàm Rồng án ngữ ở một vị trí thuận lợi. Trong bài viết của mình với tựa đề “Khơi lên khát vọng Pleiku” đăng trên trang thông tin điện tử Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân khẳng định: TP. Pleiku được biết đến là đô thị của các dấu tích miệng núi lửa âm và miệng núi lửa dương đã tắt cách đây hàng triệu năm, trong đó, nổi tiếng là Biển Hồ, còn gọi là Hồ T’Nưng (miệng núi lửa âm) và núi Hàm Rồng (miệng núi lửa dương).

Đây còn là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của cả nước khi nằm trên trục giao thông huyết mạch, kết nối giữa các quốc lộ 14, 19, đường Hồ Chí Minh thông suốt cả nước, dẫn đến ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia.

Với lợi thế đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Pleiku tiếp tục phấn đấu, huy động, khai thông nguồn lực, khai thác lợi thế, tiềm năng, tập trung vào ngành chăm sóc sức khỏe, kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, phát triển theo hướng “thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Về định hướng phát triển du lịch dưới chân núi Hàm Rồng, theo Bí thư Thành ủy Pleiku là đẩy mạnh thu hút, kêu gọi xã hội hóa đầu tư, khai thác hiệu quả vùng “miệng núi lửa dương” tập trung ở khu vực xung quanh núi Hàm Rồng. Đây là những di sản đặc hữu mà thiên nhiên đã ban tặng cho Pleiku. Các khu vực này sẽ được xây dựng theo dạng hỗn hợp như kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, xen lẫn các công trình tiện ích đô thị, hạ tầng xã hội, khách sạn, nhà nghỉ... hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Du lịch Hàm Rồng. Ông bỏ ra trên 100 tỷ đồng để xây dựng khu vườn nghỉ dưỡng với tên Ngọa Long Sơn.

Hiện ông Đại đang kêu gọi những người dân sinh sống xung quanh chân núi Hàm Rồng cùng bạn bè đầu tư về nơi này để làm một khu quần thể nông nghiệp phát triển đúng hướng trên nền tảng gắn du lịch sinh thái, góp phần gia tăng lợi nhuận, thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, theo ông Đại, khu vực chân núi Hàm Rồng hiện còn rất hoang sơ và chưa được đầu tư nhiều cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Ông Đại đề nghị chính quyền địa phương có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi, kêu gọi thêm doanh nghiệp đến đầu tư làm du lịch xung quanh chân núi Hàm Rồng để phát huy tiềm năng của điểm đến hấp dẫn này.

Liên quan vấn đề này, ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND phường Chi Lăng - cho rằng: Để khu vực núi Hàm Rồng xứng tầm về du lịch sinh thái thì cơ sở hạ tầng phải đảm bảo. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của các cấp, hệ thống cơ sở hạ tầng của phường từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. Đặc biệt, Dự án đường Lý Chính Thắng có chiều dài 3,8 km, đến nay đang hoàn thiện 2,1 km, còn 1,7 km chưa được đầu tư.

“Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối với đường Nguyễn Bình, đường tránh quốc lộ 19 qua TP. Pleiku, đi núi Hàm Rồng… Nếu dự án được hoàn thiện sớm sẽ góp phần hình thành các khu dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giao thương hàng hóa với các địa phương khác. Đây cũng là bước đệm quan trọng góp phần khai thác tiềm năng sẵn có tại chân núi Hàm Rồng phục vụ phát triển du lịch” - Chủ tịch UBND phường Chi Lăng nhìn nhận.

…Với sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc, khu vực dưới chân núi Hàm Rồng nếu được đầu tư xứng tầm hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm và “chữa lành” tâm hồn.

Đinh Yến

Báo Gia Lai – baogialai.com.vn – Đăng ngày 15/3/2025
Từ khóa: du lịch chữa lành, du lịch sinh thái, Gia Lai, núi Hàm Rồng, Pleiku, văn hóa Tây Nguyên

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032759

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC