Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Khám phá mùa hoa sơn tra khoe sắc trắng núi rừng

Khám phá mùa hoa sơn tra khoe sắc trắng núi rừng

Cập nhật: 18/03/2025

Khi tháng 3 tới cũng là lúc khắp núi đồi bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (tỉnh Sơn La), được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của loài hoa sơn tra. Với vẻ đẹp bình dị, hoa sơn tra đã trở thành điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng khám phá.

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, nằm ở độ cao trên 1.600m so với mặt nước biển, cách trung tâm huyện Mường La 40 km và cách thành phố Sơn La gần 80 km theo đường tỉnh lộ 106. Nơi đây là nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mông và La Ha. Bản Nậm Nghẹp có 135 hộ, 100% người dân của bản là đồng bào dân tộc Mông. Nằm ở độ cao 2.000 đến 2.500m, Nậm Nghẹp là bản cao nhất Việt Nam - thủ phủ của cây sơn tra với tổng diện tích khoảng 1.260 ha. Trong đó, gần 800 ha là cây cổ thụ với tuổi đời từ 300 - 500 năm.

Từ bản Lướt, trung tâm du lịch cộng đồng kết hợp tắm khoáng nóng lên bản Nậm Nghẹp chỉ hơn 10 km nhưng thời tiết lạnh có sự khác rõ ràng. Vùng trồng  sơn tra ở bản Nậm Nghẹp được xem là lớn nhất cả nước, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ và thơ mộng. Mùa hoa nở rộ, cả không gian như ngập tràn sắc trắng tinh khôi.

Thời điểm "vàng" để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của hoa sơn tra sẽ bắt đầu từ trung tuần tháng 3 và kéo dài đến cuối tháng 4. Theo chia sẻ của người bản địa, từ cuối tháng 2, khi đất trời bước sang mùa Xuân, là lúc những bông hoa sơn tra bắt đầu nở. Đến giữa tháng 3, là lúc hoa sơn tra nở rộ nhất.

Hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp trải qua hàng trăm năm ở độ cao khoảng 2.500m, có màu trắng ngà, hoa có 5 cánh, nhụy màu vàng, khi nở thành từng chùm bông ôm trọn cành cây mộc mạc, như những cây bông tuyết khổng lồ. Hoa sơn tra có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông.

Với diện tích cây sơn tra lớn, mỗi mùa sơn tra nở, đất trời Nậm Nghẹp lại bừng sáng, núi đồi trùng điệp, nhấp nhô, được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, tạo nên vẻ đẹp dịu dàng. Những ngôi nhà của đồng bào Mông ở đây cũng được bao quanh bởi cây sơn tra, như che trở, bảo vệ, cho biết bao thế hệ người Mông sinh sống yên bình.

Thời tiết ở Nậm Nghẹp có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng khác. Vào buổi chiều, nhiệt độ bắt đầu giảm xuống nhanh. Đặc biệt, vào tháng 3, thời tiết vẫn còn khá lạnh, ban đêm nhiệt độ có thể xuống thấp. Vì vậy, du khách nên chuẩn bị đủ áo ấm. Với những du khách di chuyển bằng xe khách đến xã Ngọc Chiến có thể thuê dịch vụ xe máy ở bản Lướt hoặc thuê xe ôm để lên bản Nậm Nghẹp.

Đến với nơi đây, ngoài việc thưởng hoa, hít thở bầu không khí mát lành, tươi mới, du khách có thể ngồi uống trà, ngắm mây trời bao la, trò chuyện với người dân bản địa, tìm hiểu văn hóa của người Mông. Trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào Mông nơi đây đang học cách làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo sinh kế ổn định, bền vững.

Mặc dù, con đường đến bản Nậm Nghẹp còn nhiều gian khó, nhưng với những người yêu vùng cao, yêu hoa sơn tra và yêu thích khám phá cũng như sự trong lành của núi rừng thì sẽ càng thấy được sự thú vị trong hành trình trải nghiệm.

Thanh Nga

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 16/3/2025
Từ khóa: hoa sơn tra, Sơn La

Tin liên quan

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032952

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC