Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Khánh Hòa: Hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh sẽ trở thành trung tâm du lịch vùng núi

Khánh Hòa: Hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh sẽ trở thành trung tâm du lịch vùng núi

Cập nhật: 31/08/2023

Trong tương lai hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm du lịch vùng núi đặt trọng tâm khai thác khía cạnh văn hóa di sản. Trong đó sẽ tập trung xây dựng và khai thác các thế mạnh về du lịch văn hóa, sinh thái và du lịch nông nghiệp.

Du khách đến Khánh Sơn trải nghiệm du lịch săn mây

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, huyện Khánh Sơn được quy hoạch toàn huyện với tổng diện tích trên 33.800 ha, hướng đến việc phát triển hệ thống đô thị theo mô hình tiểu vùng sinh thái rừng. Cụ thể, huyện Khánh Sơn được quy hoạch là trung tâm du lịch vùng núi đặt trọng tâm khai thác khía cạnh văn hóa di sản. Trong đó, bảo vật văn hóa “Đàn đá Khánh Sơn” và “Văn hóa Cồng Chiêng" là những di sản có tầm quan trọng trong nền văn hóa cổ Việt Nam. Do đó, quy hoạch hướng đến việc đẩy mạnh quảng bá, bảo tồn nhằm phát huy các giá trị di sản này. Theo quy hoạch đến năm 2030, quy mô dân số huyện khoảng 48.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 21,9%. Đến năm 2050, dân số khoảng 90.000 người, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 34%. Dự báo đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 1.000 - 3.000 ha và đến năm 2050 khoảng 5.000 - 7.000 ha.

Nơi đây còn hình thành các đô thị có mật độ cây xanh, sinh thái cao, thân thiện với thiên nhiên, giảm tỷ lệ giao thông cơ giới trong đô thị, gia tăng hệ thống đường xe đạp, đi bộ, giao thông công cộng; kiến tạo các vành đai xanh, áp dụng thiết kế vườn trên mái, hạ tầng xanh, nhằm từng bước trở thành một điểm đến độc đáo của Khánh Hòa.

Sản phẩm nông nghiệp thu hút du khách đến hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh

Huyện Khánh Vĩnh được quy hoạch với tổng diện tích hơn 116.600 ha và xác định trở thành vùng kinh tế động lực, vùng đô thị hóa tập trung, vùng phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, vùng sinh thái... theo hướng cân bằng và bền vững. Hệ thống đô thị của huyện phát triển theo mô hình tiểu đô thị sinh thái núi rừng, chú trọng hình thành các đô thị có mật độ cây xanh sinh thái cao, thân thiện với thiên nhiên, tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và hệ thống rừng đặc trưng. Quy hoạch hướng đến đưa huyện Khánh Vĩnh là trung tâm du lịch và văn hóa - sinh thái gắn với sản xuất nông nghiệp sạch. Trong đó, cần bảo tồn đa dạng sinh học rừng; đề xuất phát triển hệ thống các khu, cụm công nghiệp tập trung trên cơ sở khai thác lợi thế riêng của huyện. Dự báo đến năm 2030, dân số huyện Khánh Vĩnh đạt khoảng 65.940 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 18,2%. Đến năm 2050, dân số đạt khoảng 94.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 22,3%. Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 200 - 300 ha và đến năm 2050 khoảng 350 - 525 ha.

Xuân Hướng

Báo Văn hóa – baovanhoa.vn – Đăng ngày 30/8/2023
Từ khóa: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Khanh-Hoa, trung tâm du lịch vùng núi

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033231

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC