Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khánh Hoà: Phát triển Cam Lâm thành trọng điểm dịch vụ du lịch biển

Khánh Hoà: Phát triển Cam Lâm thành trọng điểm dịch vụ du lịch biển

Cập nhật: 01/03/2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 28.2.2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045. Khu vực quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Cam Lâm, tổng diện tích tự nhiên hơn 54.719 ha, không bao gồm diện tích đầm Thủy Triều.

Du lịch nghỉ dưỡng hướng biển ở Cam Lâm, Khánh Hòa là thế mạnh

Mục đích quy hoạch là đưa Cam Lâm phát triển thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam Trung Bộ; góp phần đưa tỉnh này trở thành TP trực thuộc Trung ương.

Cùng với đó, khu vực này sẽ được phát triển thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics, dịch vụ tài chính - trí tuệ, đổi mới sáng tạo toàn cầu, trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, đô thị có môi trường sống chất lượng cao, có hạ tầng đồng bộ và hiện đại...

Về tính chất, đô thị mới Cam Lâm là đô thị sân bay tầm quốc tế, phát triển theo mô hình đô thị thông minh, sáng tạo mang tầm quốc gia và tương tác tiệm cận quốc tế.

Đô thị mới Cam Lâm sẽ là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển tầm khu vực, tập trung phát triển các lĩnh vực tài chính và thương mại - dịch vụ, giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu chế tạo ứng dụng công nghệ cao, có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển nền kinh tế số của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh đó, khu vực này còn là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cấp quốc gia, hạt nhân phát triển du lịch của khu vực và thế giới; là đô thị phát triển bền vững tiền đề phát triển công nghệ xanh - sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự báo quy mô dân số Cam Lâm đến năm 2030 khoảng 320.000 người trong đó dân số đô thị khoảng 224.000 người, tỉ lệ đô thị hoá khoảng 70%. Quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 770.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 639.780 người, tỉ lệ đô thị hoá khoảng 83%.

Về phương hướng phát triển, đô thị mới Cam Lâm sẽ phát triển theo mô hình đô thị tập trung tại khu vực đồng bằng, phát triển du lịch tại dải ven biển phía Đông gắn với bảo tồn cảnh quan đặc hữu của đầm Thuỷ Triều - vịnh Cam Ranh, bờ biển Bãi Dài và các giá trị sinh thái núi rừng phía Bắc và phía Tây.

Phát triển đô thị mới Cam Lâm theo 4 trục động lực chính gồm trục hành lang cao tốc Bắc - Nam liên kết cảng Cam Ranh, sân bay Cam Ranh với hệ thống hạ tầng quốc gia, trọng tâm phát triển các đồng mối trung chuyển, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải thông minh đa phương tiện.

Trục ven biển Bãi Dài sẽ liên kết từ sân bay Cam Ranh đến TP Nha Trang, trọng tâm phát triển dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí biển đảo. Trục trung tâm đô thị, từ cửa ngõ đô thị đến trung tâm khu vực Bãi Dài, trọng tâm phát triển tập trung các chức năng mũi nhọn cấp vùng và cấp đô thị.

Trục cảnh quan nước sẽ liên kết không gian nước từ vịnh Cam Ranh, qua đầm Thủy Triều đến sông Trường, suối Cầu, suối Cát…. trọng tâm bảo vệ nguồn nước, duy trì bền vững cấu trúc hệ thống thủy văn, phát triển đa dạng sinh học, xây dựng cảnh quan xanh hấp dẫn đặc trưng bản địa và phát triển mô hình "đô thị du thuyền".

Xuân Hướng

Báo Văn hóa – baovanhoa.vn – Ngày 29/02/2024
Từ khóa: du-lich-bien, Khanh-Hoa

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033252

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC