Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 25/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Khánh Hòa: Quyến rũ vũ điệu Chăm dưới chân Tháp Bà Ponagar

Khánh Hòa: Quyến rũ vũ điệu Chăm dưới chân Tháp Bà Ponagar

Cập nhật: 18/10/2022

Những năm gần đây, ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã đưa hoạt động múa Chăm vào trình diễn thường xuyên tại Di tích Tháp Bà Ponagar ở thành phố Nha Trang để phục vụ người dân và du khách. Những vũ điệu quyến rũ được xem như “món ăn tinh thần” không thể thiếu của du khách trong nước và quốc tế khi đến với phố biển Nha Trang.

Du khách tham quan Tháp Bà Ponagar

Nhóm nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ và múa Chăm đều là người dân tộc Chăm, đến từ làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Theo ông Vạn Ngọc Chí (47 tuổi, làng Mỹ Nghiệp), vũ điệu Chăm mô phỏng những động tác quen thuộc trong cuộc sống lao động hàng ngày của đồng bào Chăm, như: Múa quạt, múa đội lửa, múa âm dương, múa Apsara…

Còn ông Vạn Ngọc Chí (47 tuổi, làng Mỹ Nghiệp) cho biết: Du khách rất thích thú khi lần đầu tiên thấy điệu múa Chăm. Đặc biệt là điệu múa lu rất khó, các cô gái phải vừa đổi lu vừa múa. Trong âm nhạc truyền thống, người Chăm có nhiều loại nhạc cụ nhưng có 3 loại chính, đó là: trống Ghi năng, trống Paranưng và kèn Sranai. Hiện nay, cả 3 nhạc cụ này đều được đưa vào diễn tấu, phục vụ cho du khách tại tháp bà Ponagar Nha Trang.

Đến khu di tích này, du khách sẽ nhận thấy những điệu múa Chăm “không sân khấu hóa”, mà thể hiện được mộc mạc. Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Tháp Bà là công trình kiến trúc có giá trị rất lớn về văn hóa, đồng thời là nơi để du khách đến tham quan du lịch. Chính vì những yếu tố đó, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đưa điệu múa Chăm cùng các nhạc cụ của người Chăm múa ở dưới chân của Tháp Bà Ponagar. Chúng tôi “không sân khấu hóa” múa Chăm để giữ được “cái hồn” của người Chăm trong các bài múa. Từ đó tạo sự lan tỏa văn hóa của người Chăm cũng như người Việt đến du khách quốc tế”.

Anh Trần Quang Hiệp – du khách Quảng Ninh chia sẻ: “Đến với Nha Trang, ngoài con người, phong cảnh rất tuyệt vời và thân thiện, chúng tôi còn được xem các điệu múa Chăm rất ấn tượng, độc đáo”.

Tháp Bà Ponagar được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo của người Chăm và đã tồn tại hơn 1.200 năm. Đây là nơi thờ Thiên Y Thánh mẫu Ana, Người được dân gian tôn vinh là Mẹ xứ sở của vùng đất Nam Trung Bộ.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa, từ sau dịch COVID-19 đến nay, mỗi ngày Tháp bà Ponagar đón khoảng 1.500 - 2.000 khách du lịch.

Một số hình ảnh về trình diễn vũ điệu Chăm

Đặng Anh Tuấn

Báo Lâm Đồng – baolamdong.vn – Đăng ngày 15/10/2022
Từ khóa: Quyến rũ, Tháp Bà Ponagar, vũ điệu Chăm

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039802

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC