Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khó khăn trong bảo vệ di tích lịch sử Mường Phăng

Khó khăn trong bảo vệ di tích lịch sử Mường Phăng

Cập nhật: 20/05/2013

Ông Vũ Nam Hải, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho biết: Khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Mường Phăng, huyện Điện Biên) hiện đang là điểm du lịch thu hút được khá đông du khách đến tham quan. Đây là lợi thế phát triển cho du lịch Mường Phăng nói riêng, du lịch tỉnh Điện Biên nói chung.

Những năm qua, đơn vị chủ quản - trực tiếp là Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn chú trọng công tác quản lý, bảo vệ các hạng mục của di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Bảo tàng gặp phải những khó khăn nhất định, đặc biệt là vấn đề ảnh hưởng của thiên tai đến các hạng mục di tích.

Du khách tham quan Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Vũ Lợi

Với hệ thống di tích gồm 12 hạng mục chính đều nằm ở ngoài trời như: lán đại đội vệ binh; lán ban quản lý hành chính; lán đoàn sỹ quan liên lạc; lán đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc; lán Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, trạm gác tiền tiêu... Các hạng mục di tích này thường xuyên chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu ẩm ướt làm cho hệ thống mái che bằng rơm, lá cọ rất nhanh mục. Do đó, tổ bảo vệ di tích phải thường xuyên tu sửa, thay thế mái lán mới. Ông Lò Văn Hoàng, Tổ trưởng Tổ bảo vệ Di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ cho biết: Khó khăn nhất với tổ bảo vệ khu di tích là vào mùa mưa lũ, những trận mưa to kèm theo lốc xoáy gây thiệt hại lớn đến các hạng mục di tích. Gần đây nhất, trận mưa lốc xảy ra vào tháng 8/2012 đã làm hư hỏng 4 trong số 5 cây cầu, gãy đổ nhiều cây cổ thụ cũng như nhiều hạng mục công trình trong khu di tích. Mới đây vào cuối tháng 4, mưa lốc cũng đã làm gãy 2 cây cổ thụ, gây ảnh hưởng đến việc tham quan của du khách.

Mặt khác, di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được bao bọc bởi rừng đặc dụng Mường Phăng có nhiều cây cổ thụ quý. Đây là một khó khăn lớn cho tổ bảo vệ di tích trong việc đấu tranh, bảo vệ khu rừng tránh khỏi sự xâm hại của các đối tượng khai thác gỗ trái phép. Ngoài công tác bảo vệ các hạng mục di tích Tổ bảo vệ còn phải thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn, Ban quản lý Rừng di tích và Cảnh quan môi trường Mường Phăng để tuần tra kiểm soát kể cả những ngày mưa lốc. Khu di tích có diện tích rộng tới 962ha, khuôn viên di tích lại không có hệ thống hàng rào bảo vệ; trong khi lực lượng tổ bảo vệ mỏng (chỉ có 4 bảo vệ) nên để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng là vấn đề gặp nhiều khó khăn.

Cùng với đó, ý thức của một số hộ dân ở các bản xung quanh di tích như: Phăng 1, Phăng 2, Phăng 3, Che Căn... chưa cao. Người dân đem đủ các loại hàng hóa đến bày bán trong khu di tích, chèo kéo khách mua hàng tạo nên hình ảnh không đẹp, phản cảm gây mất mỹ quan tại khu di tích. Mặc dù tổ bảo vệ đã nhiều lần nhắc nhở, dẹp bỏ, song tình trạng đó vẫn diễn ra. “Thậm chí nhắc, cấm ở chỗ này, người dân lại luồn rừng sang chỗ khác để bán” - ông Lò Văn Hoàng cho biết thêm.

Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những công trình quan trọng của quần thể di tích Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch. Trước thềm kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ sắp tới, cùng với nỗ lực xây dựng các công trình quan trọng chào đón sự kiện này, thì các ngành chức năng cũng cần xem xét đưa ra giải pháp hữu hiệu để siết chặt hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ khu di tích Mường Phăng.

Nam Hương

: ĐBP
Từ khóa:

Tin liên quan

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Tỉnh Lào Cai sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn như: Du lịch sinh thái, mạo hiểm, nghỉ dưỡng, cộng đồng… qua đó xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn thành

Ra mắt điểm du lịch giảm nhựa cầu ngói Thanh Toàn (TP. Huế)

Ngày 10/5, Dự án Huế – Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) phối hợp với Sở Du lịch TP. Huế và UBND xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) tổ chức ra mắt điểm du lịch giảm nhựa cầu ngói Thanh Toàn.

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem tiếp

Tin nổi bật

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034842

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC