Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khơi dậy tiềm năng và sức mạnh cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường biển

Khơi dậy tiềm năng và sức mạnh cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường biển

Cập nhật: 13/11/2009

Các hệ thống tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ, nhiều ngành và nhiều cộng đồng có quyền tham gia khai thác, có thể ví như "nồi cơm Thạch Sanh" cho nhiều người ăn, những biết cùng nhau giữ gìn thì ăn mãi không hết.

Cộng đồng ngư dân là một lực lượng tham gia hầu hết các hoạt động liên quan tới biển và đảo, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Cộng đồng biển - đảo là lực lượng tạo ra của cải xã hội từ nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, tạo ra công ăn việc làm trong nghề cá, giúp xóa đói giảm nghèo cho đất nước. Họ cũng vừa là người trực tiếp nhận và sáng tạo khoa học - công nghệ, tăng cường kinh tế - xã hội biển, đảo, đồng thời là lực lượng quan trọng trong bảo vệ TN&MT biển, quản lý vùng trời, giữ gìn  biển, đảo.

Trên thực tế, trong trường hợp mất cân đối giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi, thì nguồn lợi thủy sản và môi trường biển đảo sẽ không chỉ là đối tượng khai thác mà còn là nạn nhân của chính ngư dân. Do vậy, sự nghiệp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển chỉ có thể thành công khi có sự chuyển đổi và nhận thức và sự tham gia tự nguyện, tích cực của cộng đồng ngư dân mà không có lực lượng nào thay thế được họ. Bởi chính ngư dân hiểu hơn ai hết "miếng cơm manh áo" của họ cũng như khát vọng thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ chính đối tượng họ khai thác, sử dụng hàng ngày. Một nghịch lý đang tồn tại trong cộng đồng ngư dân là nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ nguồn lợi ngày càng tăng thì khai thác lại càng nhiều và manh mún. Điều đó gợi mở cho các vấn đề về cơ chế chính sách trong việc thay đổi hành vi bảo vệ nguồn lợi biển đảo của ngư dân và vấn đề quy hoạch tổng thể không gian sinh tồn biển đảo.

Thời gian qua, tình hình thực thi pháp luật trên biển và vùng ven bờ nước ta còn yếu. Chính sách quản lý môi trường biển chưa đồng bộ và hệ thống, phạm vi điều chỉnh của các chính sách đôi khi chưa rõ ràng, chưa sát với thuộc tính của đối tượng quản lý. Vì vậy mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng đa ngành, đa mục tiêu tài nguyên biển và vùng ven bờ không hề giảm.

Nghị định 25/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 1/5/2009 với 5 Chương và 30 Điều quy định đã làm rõ các điều kiện bảo đảm cho quản lý tổng hợp cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Theo đó, để quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, tổ chức, cá nhân có nhu cầu và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Căn cứ cho phép khai thác,  sử dụng tài nguyên biển và hải đảo là quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; quy hoạch chuyên ngành; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo…

Để phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm biển, đảo, Bộ TN&MT có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn UBND các tỉnh ven biển thực hiện các quy định về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm biển, hải đảo, bên cạnh những nhiệm vụ khác như nghiên cứu điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm và xác định các vùng ô nhiễm nghiêm trọng…

Biển là môi trường động, linh hoạt. Môi trường biển vì vậy luôn chứa đựng yếu tố xuyên biên giới và ô nhiễm biển thuộc loại không định rõ nguồn. Vì vậy bảo vệ môi trường biển phải được xem là một yếu tố nằm ngay trong quá trình sản xuất. Cộng đồng phải được giao quyền và có quyền lợi để họ thực sự tự giác và chủ động tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường biển của đất nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033545

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC