Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • “Khơi nguồn” du lịch sông nước tại các đô thị

“Khơi nguồn” du lịch sông nước tại các đô thị

Cập nhật: 03/07/2024

Việt Nam có hệ thống sông ngòi phong phú ở cả 3 vùng Bắc - Trung - Nam, tuy nhiên, có rất nhiều tỉnh, thành phố chưa được “khơi thông” phát triển du lịch, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

Nhiều con sông tại các tỉnh, thành phố đang chờ được phát triển du lịch để đón khách thập phương tới tham quan. (Ảnh: Hồ Tùng Phương)

Tiềm năng đang chờ được khai phá

Hiện tại, Việt Nam có khoảng hơn 2.000 con sông với chiều dài trên 10 km, cùng hàng loạt nhánh sông nhỏ tạo nên nét đẹp hài hòa giữa thiên nhiên, đô thị. Có rất nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam thành công phát triển du lịch trên những con sông. Ví như ở Huế, có dòng sông Hương hiền hòa, đã trở thành “áng thơ trữ tình” cho nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Tại TP. Hồ Chí Minh, sông Sài Gòn vẫn đang là một điểm đến được nhiều du khách hy vọng, mong đợi có những “bùng nổ” trong thời gian tới. Được biết, sông Sài Gòn là một chi lưu của sông Đồng Nai bao bọc ôm trọn lấy Sài Gòn hoa lệ. Hiện nay, sông Sài Gòn đã có những tour du lịch như ngồi trên thuyền ngắm cảnh đêm, thưởng thức ẩm thực của thành phố trẻ sôi động này.

Nhưng mỗi sông Hương ở Huế hay sông Sài Gòn thì chưa thể khai phá triệt để tiềm năng du lịch sông nước ở Việt Nam. Vẫn còn đó, những dòng sông trĩu nặng phù sa, thấm đẫm dòng chảy văn hóa, lịch sử, đang chờ để đón những vị khách thập phương đến tìm hiểu, khám phá. Ví như con sông Hồng ngàn năm tuổi bao bọc xung quanh các tỉnh Bắc Bộ, với chiều dài lên đến hàng chục km, những bãi bồi nên thơ, triền đê xanh mướt cây cỏ, cùng hàng loạt ngôi làng truyền thống ở hai bên. Mặc dù rất nhiều con sông đều đang mở ra các tiềm năng để “đánh thức” du lịch, tuy nhiên, các thành phố vẫn chưa thực sự khai thác triệt để nguồn lực mạnh mẽ này.

Từ sông Hồng, tuyến du lịch có thể được kéo dọc nhiều tỉnh ở Bắc Bộ, du khách vừa ngắm cảnh sông nước, vừa có thể đến các làng nghề, đi những địa điểm du lịch độc đáo từng vùng để khách tìm hiểu, tham quan mua sắm các đặc sản của từng địa phương. Hay ở sông Sài Gòn, với mạch nước nối liền dòng chảy sông Đồng Nai, có thể khai thác những tour du lịch sinh thái, thể thao như chèo thuyền kayak, khám phá vẻ đẹp Nam Bộ,...

Tạo “sức bật” cho du lịch sông nước

Với lượng khách du lịch tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm ở Việt Nam, cho thấy tiềm năng du lịch nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về tuyến du lịch độc lạ, mới mẻ sẽ tăng cao trong tương lai. Tuyến du lịch sông ngòi là một “mỏ vàng” khai thác.

Để tạo sức bật cho các tuyến du lịch trên sông, việc đầu tiên cần được quy hoạch bài bản xác định được các nhóm sản phẩm du lịch, tuyến đường nối tiếp, liền mạch nhau. Ngoài ra, muốn du lịch sông nước ở các đô thị thu hút khách, cần đầu tư chỉnh trang quang cảnh ở xung quanh. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định khu vực ven sông Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển những hoạt động hấp dẫn. Lấy ví dụ trên cầu Long Biên với địa thế đẹp, đường giao thông thuận lợi, có thể tạo ra khu vực kinh tế đêm nhộn nhịp với nhiều chương trình nghệ thuật, văn hóa độc đáo.

Đặc biệt, tuyến du lịch sông ngòi muốn phát triển mạnh mẽ cần có sự liên kết giữa các công ty lữ hành với homestay, nhà nghỉ, khách sạn, khuyến khích người dân bản địa làm du lịch.

Cuối cùng, từ bài học của rất nhiều quốc gia đi trước, để phát triển các tuyến du lịch liên quan đến sông nước, cần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Điều này cần các cấp chính quyền có kế hoạch, chỉ đạo phát triển tuyến du lịch thân thiện, tránh ô nhiễm nguồn nước, không khí.

Hương Ngọc

Báo Pháp Luật – baophapluat.vn – Đăng ngày 03/07/2024
Từ khóa: du lịch sông nước, Huế, sông Hương, sông Sài Gòn

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC