Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Không còn ốc Hồ Tây

Không còn ốc Hồ Tây

Cập nhật: 24/03/2009

Ốc Hồ Tây là giống ốc đá xanh, mỏng vỏ, dày thịt và thơm ngon. Giờ thì ốc Hồ Tây có lẽ đã tuyệt chủng bởi sự ô nhiễm do con người gây nên.
Hồ Tây (còn có những tên gọi: Dâm Đàm, Kim Ngưu, đầm Xác Cáo…) là một thắng tích lớn và thiêng liêng của Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt khu vực quanh hồ hiện có hệ thống đình - đền - chùa đậm đặc, trong đó có những di tích cổ hiếm quý thuộc hàng rào tâm linh nước Việt (như: đền Đồng Cổ, đền Trấn Võ, phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc…). Đó đều là những giá trị to lớn không dễ gì trăm năm mà có được. Câu chuyện này chỉ xin kể về loài vật nhỏ nhoi - con ốc, vốn được coi là đặc sản Hồ Tây - cùng với những sâm cầm, tôm hang, chép hang, cà cuống…

Ốc Hồ Tây là giống ốc đá xanh, mỏng vỏ, dày thịt và thơm ngon. Chừng dăm năm về trước thôi, người Hà Nội còn chứng kiến và quen với cảnh hàng đoàn người dầm mình dưới hồ cào ốc. Người ta ước tính, khi ấy mỗi ngày lượng ốc khai thác lên tới 5-6 tấn. ốc được bán ngay tại bờ, nhưng đông nhất và nổi tiếng nhất là chợ ốc làng Võng Thị - Xuân La. Dân sành điệu thường lên tận đây để chọn mua ốc về chế biến những món ăn đặc sản Hà thành (như bún ốc, ốc hấp lá gừng, ốc luộc, chấm mắm gừng…). Giờ thì ốc hết - tới mức được cảnh báo là “ốc Hồ Tây tuyệt chủng” và chợ đã tan - chỉ còn là bãi cỏ hoang, sáng chiều không một bóng người.

Hiển nhiên, về mặt sinh thái học - trong cùng một thủy vực, khi một loài hết thì kéo theo các loài khác cũng hết - bởi chuỗi thức ăn tự nhiên bị phá vỡ, gây mất cân bằng. ốc và nhóm sinh vật đáy hết. Cá trắm đen Hồ Tây hết. Sâm cầm Hồ Tây cũng đã thưa về và hiếm gặp nữa… Ngay đến cả những đôi trai thanh gái lịch quen ngồi hóng mát bên hồ giờ cũng ngại mùi tanh tưởi từ nước hồ bốc lên. Đi tìm “thủ phạm” của tình trạng này, một số vị có bổn trách ở đây đổ tội cho cá trắm đen Hồ Tây ăn khỏe. Thật nực cười! Bởi theo khảo sát của các nhà nghiên cứu khoa học, cá trắm đen hiện cũng hết rồi, còn đâu? Thì ra, đứng trước “bà mẹ thiên nhiên”, trước báu vật Hồ Tây, con người vẫn không muốn và không dám thừa nhận sự thật.

Đó là: Thứ nhất, lượng phế thải và nước thải quá lớn (ước tính mỗi ngày khoảng 4.000m3) xả trực tiếp xuống hồ, gây ô nhiễm nặng (hàm lượng ammoniac cao gấp 3 lần cho phép). Xả nhiều nhất là các cống Xưởng phim truyện Trung ương, Nhà máy Giấy Trúc Bạch, các khách sạn lớn nhỏ ven hồ… Thứ hai, việc quản lý và khai thác bị thả nổi (đúng ra là vô trách nhiệm), người ta đã dễ dàng bán quyền khai thác ốc cho tư nhân và cứ thế họ khai thác không thương tiếc các sản vật đặc hữu ở Hồ Tây.

Suy cho cùng, tất cả là tại con người - thủ phạm chính đang giết mòn Hồ Tây. Rồi lại nghe dự án này nọ xuyên ngầm lòng hồ… Cứ thế - có lẽ không chỉ ốc, hến, trai, cá… mà đến cả sự cao thiêng và vẻ thơ mộng vốn có của Hồ Tây cũng phải theo cánh sâm cầm bay đi, về Trời!/.

Quân Sắc (Báo TNVN)

Báo TNVN
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033159

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC