Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khu du lịch… rác

Khu du lịch… rác

Cập nhật: 25/02/2009

Khu du lịch Lâm viên núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có ngọn núi cao 716m, được coi là cao nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong dãy Thất Sơn.

Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng này môi trường xanh tốt với rừng cây rậm rạp và khí hậu mát mẻ. Tiếc rằng khu du lịch này vẫn còn nhếch nhác…Rác khắp nơi Vừa qua khỏi cổng bán vé, điều đầu tiên đập vào mắt du khách là… rác. Rác được vứt khắp nơi, đủ thứ loại, từ túi nilông, giấy gói bánh kẹo đến vỏ trái cây… Hai bên đường lên núi là dãy hàng quán bán tạp hóa, ăn uống, đồ lưu niệm và… người ta cứ vô tư vứt rác ra đường. Thậm chí có quán đã tranh thủ tạt lên mặt đường nóng bức những thau nước rửa chén, trong đó lẫn lộn cơm thừa, canh cặn. Lên tới đường vô tượng Phật Di Lặc, hàng quán càng nhiều, rác cũng càng được xả nhiều hơn. Ngay trước chân tượng Phật, dưới những dãy lư hương nhang khói là những mẩu rác nhiều loại rơi vãi xung quanh. Bên hông tượng Phật, chỗ chưa xây hành lang là đám cỏ mọc um tùm, trên đó trắng xóa một màu rác, quanh đó chẳng thấy thùng rác nào. Rác vung vãi, được gió thổi bay tấp bờ hồ kế bên, bao quanh cái hồ nước đẹp lung linh...Phía sau các quán cơm là những hố rác lộ thiên, hễ thấy động là đàn ruồi xanh bay vù lên. Các chủ quán thản nhiên để thau nước rửa chén, rửa thức ăn, rau cải… gần sát bên các hố rác này.Lấn chiếm lòng đường Các hàng quán ai cũng tranh thủ treo đồ bán, dựng bảng hiệu lấn ra lòng đường càng nhiều càng tốt. Hòa cùng “không khí” đó, các bác tài xe ôm cũng nhiệt tình hết mức khi chào mời, chèo kéo khách đi xe lên núi. Tình trạng này đã khiến lòng đường vốn đã hẹp càng bó hẹp hơn. “Nhiều vụ đụng xe đã xảy ra ở khúc quanh này, do hàng quán, xe ôm tập trung lộn xộn” - anh Nguyễn Thanh Nhàn, một chủ quán cà phê trong khu du lịch, cho biết. Lên tới đỉnh núi, đường vô tượng Phật Di Lặc càng bị lấn chiếm nhiều hơn, hàng quán nhếch nhác, mất mỹ quan hơn. Các quán đa số đều che tạm bằng tấm nilông xanh, có quán giăng tấm nilông ngang luôn qua lộ vốn đã chật hẹp, chỉ đủ hai xe gắn máy qua lọt. Đã vậy, người đi bộ còn phải coi chừng và tránh né các bác tài xe ôm luôn bóp kèn inh ỏi xin đường và đưa khách chạy len lỏi để vào sân cúng của tượng Phật.Hầu như khách rất khó tìm được một khu vệ sinh công cộng. Ai không nhịn được thì phải vào những cái “tum” nhỏ xíu được che chắn tạm bợ bằng những tấm vải dù, nilông… lộ thiên trên mặt đất. Tình trạng đường hẹp bị hàng quán lấn chiếm, thiếu nhà vệ sinh còn được thấy ở các con đường lên khu vồ Thiên Tuế, vồ Chư Thần, điện Mười Ba, động Thủy Liêm… của khu du lịch Lâm viên núi Cấm.

Tuổi Trẻ Online
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035717

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC