Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng

Cập nhật: 24/06/2022

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 12 năm 2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng gồm Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, thuộc phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ nằm ở cửa sông Đáy, sông Hồng và sông Thái Bình.

Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có tổng diện tích trên 105.558 ha, trong đó có 66.256 ha là đất liền ven biển và 39.302 ha mặt nước biển thuộc 25 xã của các huyện Kim Sơn (Ninh Bình); Nghĩa Hưng, Giao Thủy (Nam Định); Tiền Hải, Thái Thụy (Thái Bình). Vùng lõi có diện tích hơn 14.000 ha, vùng đệm gần 37.000 ha, vùng chuyển tiếp trên 54.000 ha. Là vùng bãi bồi đất ngập nước ven biển độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Khu dự trữ này có 12 kiểu sinh cảnh chủ yếu, gồm: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao… Khu dự trữ hiện đang lưu giữ những giá trị sinh học đa dạng, với trên 200 loài chim, trong đó có gần 160 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước; nhiều loài chim được ghi trong sách đỏ thế giới như: Cò thìa, Mòng Bể mỏ ngắn, Rẽ mỏ thìa, Cò Lạo Ấn Độ, Cò trắng Trung Quốc… Bên cạnh đó, trong khu dự trữ còn có trên 100 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 30 loài thích ứng tốt với điều kiện ngập nước. Rừng ngập mặn cũng cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú với 500 loài động thực vật thuỷ sinh, nhiều loài có giá trị cao như: tôm, cua, vạng, sò, rau câu…

Ngoài ra, Khu dự trữ sinh quyển thế giới vùng châu thổ sông Hồng cũng sở hữu những cánh rừng ngập mặn rộng hàng nghìn ha, khu đầm lầy ngập mặn, các khu bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng ngập mặn nơi đây được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, xóm làng khỏi bị tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng, sinh đẻ của các loài hải sản, cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú cùng với khoảng 500 loài động, thực vật thuỷ sinh và cỏ biển. Nhiều loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, trai, sò, cá tráp, rong câu chỉ vàng…

Do vậy, bảo tồn và phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng là mục tiêu quan trọng luôn được cộng đồng dân cư, các nhà khoa học, Chính phủ Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, 3 tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình đặt ra mục tiêu tăng cường đồng quản lý hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới vùng châu thổ sông Hồng, nhằm vừa thực hiện tốt công tác bảo tồn, duy trì sinh kế cộng đồng bền vững, vừa thích ứng tốt với biến đổi khí hậu ở khu vực này. Phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, đặc biệt là các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế các bon thấp được cho là những giải pháp tốt và khả thi đối với Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Có như vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của một khu dự trữ sinh quyển thế giới mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.

Hữu Huyên

TCĐT thiên nhiên và môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 24/06/2022
Từ khóa: Khu dự trữ sinh quyển sông Hồng, Unesco

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036352

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC