Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 08/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Khu dự trữ sinh quyển: Thúc đẩy cộng đồng sản xuất và tiêu dùng xanh

Khu dự trữ sinh quyển: Thúc đẩy cộng đồng sản xuất và tiêu dùng xanh

Cập nhật: 15/03/2023

Việt Nam có 11 Khu dự trữ sinh quyển được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với số lượng này, Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia (19 Khu dự trữ sinh quyển).

Mục tiêu phát triển bền vững các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy cộng đồng phát triển sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, thông qua việc sử dụng nhãn sinh thái, ưu tiên những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm không sử dụng túi nilon hay đồ nhựa.

Theo giới chuyên gia, Khu dự trữ sinh quyển thế giới đóng góp ba vai trò quan trọng đối với việc giảm thiểu rác thải nhựa. Đó là cụ thể hóa các chiến lược, đề án quốc gia về giảm thiểu rác thải nhựa thông qua cơ cấu tổ chức quản lý của Khu dự trữ sinh quyển thế giới; cầu nối quan trọng giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam, UNESCO và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực bảo vệ môi trường cho hành động giảm thiểu rác thải nhựa; thúc đẩy cộng đồng phát triển sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, thông qua việc sử dụng nhãn sinh thái, ưu tiên không sử dụng túi nilon hay đồ nhựa.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận)

Khu dự trữ sinh quyển thế giới là danh hiệu của Chương trình Con người và Sinh quyển, thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) về mô hình phát triển bền vững, đảm bảo hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn, giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó, có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.

Trong cơ cấu Ban quản lý các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam bao gồm các thành viên thuộc ngành tài nguyên và môi trường, đây là cơ quan có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa. Các thành viên này có nhiệm vụ tăng cường quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa thông qua việc cụ thể hóa Chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án tăng cường Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.

Đồng thời, các thành viên ngành tài nguyên và môi trường trong cơ cấu các ban quản lý, thông qua việc phối hợp với các ngành liên quan để tuyên truyền tác hại của rác thải nhựa tới hệ sinh thái, sức khỏe con người; khuyến khích cộng đồng tăng cường tái sử dụng túi nilon, sử dụng túi nilon phân hủy sinh học, phát động phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa tại các Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Các Khu dự trữ sinh quyển đã cụ thể hóa 3 chức năng là: Bảo tồn đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái; Phát triển bền vững (kinh tế bền vững, kinh tế xanh); Hỗ trợ thúc đẩy khoa học, giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.

Một trong 7 tiêu chí bắt buộc đối với Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển có thể thực hiện phát triển bền vững theo cấp độ vùng”. Tại Việt Nam, việc hình thành và phát triển các Khu dự trữ sinh quyển thế giới góp phần quan trọng cụ thể hóa Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chiến lược là thu gom và xử lý chất thải rắn, trong đó có rác thải nhựa.

Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, cần thực hiện thêm các giải pháp phát triển nhãn sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới cho việc giảm thiểu rác thải nhựa; phát huy vai trò của Khu dự trữ sinh quyển thế giới cho việc tham vấn hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý rác thải nhựa trên biển; áp dụng sáng kiến chuyển đổi học tập tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới, để hạn chế những sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa.

Hiện Việt Nam đã có 11 Khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận, gồm: Rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM); Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng); Đất ngập nước ven biển Liên tỉnh Châu thổ Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình); Kiên Giang; Tây Nghệ An (Nghệ An); Mũi Cà Mau (Cà Mau); Cù Lao Chàm–Hội An (Quảng Nam); Đồng Nai (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương và Đắk Nông); Lang Biang (Lâm Đồng); Núi Chúa (Ninh Thuận) và Kon Hà Nừng (Gia Lai).

Thanh Trúc

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 10/03/2023
Từ khóa: cộng đồng sản xuất, khu dự trữ sinh quyển, ramsa, tiêu dùng xanh

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032757

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC