Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Kiên Giang: Cơ cấu lại thị trường, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Kiên Giang: Cơ cấu lại thị trường, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cập nhật: 29/11/2022

UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, cơ cấu lại ngành du lịch nhằm tạo bước đột phá phát triển toàn diện cả về phạm vi, quy mô và chất lượng dịch vụ.

Theo đó, địa phương này phấn đấu là tỉnh trong nhóm có ngành du lịch phát triển hàng đầu cả nước, TP. Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế. Đến năm 2025, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo Đề án, tỉnh Kiên Giang sẽ cơ cấu lại thị trường khách du lịch, nâng tỷ trọng khách quốc tế trong tổng khách đến Kiên Giang, giảm sự chênh lệch với khách nội địa, đến năm 2025, khách quốc tế chiếm 13%. Đến năm 2030, tỉnh đón 23 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 5,7 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 105.000 tỷ đồng, đóng góp trên 17,5% GRDP của tỉnh; tạo việc làm trực tiếp cho 65.500 lao động…

Đảo Ngọc Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế. Ảnh: Tuấn Huy

Để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Kiên Giang thực hiện đề án là bố trí lại không gian du lịch. Vùng du lịch Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận là “Phú Quốc thứ 2” để giảm tải cho Phú Quốc. Hà Tiên được xác định là đô thị kinh tế cửa khẩu quốc tế, trung tâm văn hóa - du lịch lớn của tỉnh và khu vực. Đối tượng thu hút là khách cao cấp.

Vùng du lịch Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất là vùng du lịch trải nghiệm khám phá biển đảo, du lịch văn hóa tâm linh, văn hóa lịch sử. TP. Rạch Giá là trung tâm dịch vụ đầu mối của tỉnh. Đối tượng thu hút là khách phổ thông đến cao cấp. Vùng du lịch U Minh Thượng và phụ cận là vùng du lịch sinh thái gắn với Vườn Quốc gia U Minh Thượng, thu hút khách phổ thông. Phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái vườn, làng nghề…

Bên cạnh đó, tập trung phát triển các sản phẩm phù hợp như trải nghiệm, khám phá thiên nhiên, văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch biển, chăm sóc sức khỏe, mua sắm và vui chơi giải trí, đô thị. Nâng tỷ lệ khách nội địa đến 3 vùng du lịch trọng điểm (Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận; Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất và phụ cận; U Minh Thượng và phụ cận), giảm chênh lệch với Phú Quốc, đến năm 2025 đạt 47%.

Thời gian tới, ngành Du lịch tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội Du lịch triển khai nhiệm vụ, giải pháp như tiếp tục triển khai kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch. Kêu gọi doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đầu tư nâng cao chất lượng, làm mới sản phẩm, dịch vụ hiện có. Ngành du lịch cũng chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch, mở rộng liên kết hợp tác với các tỉnh, thành vùng du lịch trọng điểm cả nước nhằm hình thành, phát triển tour du lịch mới kết nối Kiên Giang với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Du lịch sinh thái trải nghiệm được quy hoạch tại vùng Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất. Ảnh: VFT

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ cơ cấu lại lao động du lịch, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động du lịch chất lượng cao, thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng phát triển du lịch của tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Tiên và Rạch Giá như ưu đãi về đất đai, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối ngoại vùng, bảo tồn, khôi phục, phát huy, gia tăng số lượng và chất lượng tài nguyên tại các vùng du lịch...

Tiếp tục củng cố, phát huy các sản phẩm du lịch đặc thù hiện có, như du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp; du lịch hội nghị cao cấp; tham quan công viên động vật hoang dã; tham quan và mua sắm tại trang trại nuôi trồng và cửa hàng sản phẩm ngọc trai; tham quan nghiên cứu và hoạt động du lịch sinh thái tại rừng nhiệt đới trên đảo; tham quan, trải nghiệm tại các công viên chuyên đề. Mặt khác, tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa vào thế mạnh về tài nguyên du lịch, tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; chất lượng dịch vụ du lịch được nâng lên. Phát triển đa dạng các tuyến du lịch, các loại hình du lịch ven biển, các đảo... Đồng thời rà soát tài nguyên du lịch làm cơ sở xây dựng sản phẩm đặc thù; hình thành tour, tuyến thu hút khách du lịch.

Theo Sở Du lịch, tháng 11/2022, Kiên Giang đón trên 452.000 lượt khách tham quan, du lịch, giảm 7% so tháng trước; trong đó khách quốc tế 34.313 lượt, tăng 3,2% so tháng trước. Tổng thu ước đạt 984 tỷ đồng, tăng 3,9% so tháng trước. Lũy kế 11 tháng, Kiên Giang ước đón 7.057.884 lượt, tăng 164,7% so cùng kỳ, vượt 26% kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế 194.555 lượt, đạt 97,3% kế hoạch năm. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 9.668 tỷ đồng, tăng 263,2% so cùng kỳ, vượt 24,8% kế hoạch năm.

Riêng TP. Phú Quốc đón trên 320.000 lượt du khách, tổng thu từ các hoạt động du lịch đạt 870 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng, TP.Phú Quốc đón hơn 4,7 triệu lượt du khách, doanh thu ước đạt gần 7.300 tỷ đồng. Trên những kết quả tích cực đạt được, tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đón trên 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế gần 1,6 triệu lượt, tạo việc làm cho trên 38.000 lao động trực tiếp, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 38.000 tỷ đồng, đóng góp trên 13% GRDP của tỉnh.

Kiên Giang hiện có 143 hòn đảo, với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ; hệ thống đảo, quần đảo của tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và những bãi tắm đẹp cùng với rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng nguyên sinh... Hệ thống di sản văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh của Kiên Giang cũng góp phần định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh nhà trên bản đồ du lịch quốc gia và thế giới.

Trước đó, địa phương này quy hoạch 4 vùng du lịch trọng điểm gồm Phú Quốc; Hà Tiên - Kiên Lương và phụ cận; Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Hải và phụ cận; U Minh Thượng và phụ cận. Phú Quốc được quy hoạch đầu tư phát triển thành khu du lịch cao cấp của cả nước, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Vùng Hà Tiên - Kiên Lương nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, hệ thống các hang động, quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa… thu hút đông khách đến tham quan, giải trí. Vùng Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Hải và phụ cận hình thành nên tam giác du lịch hấp dẫn, với điểm nhấn là công trình lấn biển tại TP. Rạch Giá, quần đảo Nam Du, Hòn Sơn (Kiên Hải), khu di tích lịch sử Hòn Đất (Hòn Đất)… Riêng Vườn quốc gia U Minh Thượng có hệ sinh thái đa dạng, với hệ động, thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Trung Hiếu

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 29/11/2022
Từ khóa: cơ cấu lại ngành du lịch, du-lich, Kiên Giang, ngành kinh tế mũi nhọn

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032972

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC