Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Kiên Giang: Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo vệ

Kiên Giang: Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo vệ

Cập nhật: 18/02/2016

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 01 loài thực vật và 21 loài động vật thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo vệ

Những loài thực vật, động vật này phân bố sinh sống tại các huyện Phú Quốc, Hòn Đất, U Minh Thượng và Giang Thành. Đối với thực vật có loài kiền kiền (Phú Quốc). Động vật gồm các loài: Chồn bay, voọc đen má trắng, rái cá thường, bò biển, hồng hoàng, rắn hổ chúa (Phú Quốc); vượn đen má hung, gấu chó, gấu ngựa (Hòn Đất); cu li lớn, cu li nhỏ, đồi mồi, vích (Hòn Đất và Phú Quốc); rái cá lông mũi, mèo cá, cổ rắn, hạc cổ trắng (U Minh Thượng); rái cá vuốt bé, tê tê java, già đẫy nhỏ (U Minh Thượng và Hòn Đất); sếu đầu đỏ (Hòn Đất và Giang Thành).

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết: Để điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố, số lượng cá thể còn sót lại, nghiên cứu đặc điểm, giá trị của loài, đánh giá mức độ bị đe dọa tuyệt chủng, quản lý và bảo vệ những loài nguy cấp, quý hiếm, tỉnh cần có những dự án nghiên cứu khoa học, chương trình bảo tồn với sự tham gia của các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, nhằm tái tạo phát triển những loài này, bảo tồn tính đa dạng sinh học.

Ngoài ra, các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang còn phát hiện một số loài thuộc bộ linh trưởng, bộ rùa, bộ có vảy đề nghị bổ sung vào danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể như: Khỉ đuôi dài (Hòn Đất và Phú Quốc); khỉ đuôi lợn, rùa ba gờ, rùa đất lớn, rùa răng, kỳ đà vân (Hòn Đất); voọc bạc Đông Dương (Kiên Lương).

Đối với loài voọc bạc Đông Dương sinh sống trên các núi đá vôi thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) đã được các nhà nghiên cứu phát hiện là một loài đặc hữu cần đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ. Tuy nhiên, các núi đá vôi, một phần do Nhà máy xi măng Holcim đóng trên địa bàn xã Bình An đang quản lý, khai thác sử dụng và một phần nằm ở khu vực núi Chùa Hang thuộc Công ty Du lịch Chùa Hang quản lý nên trong quá trình hoạt động gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sống của loài này. Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang chưa có nghiên cứu cụ thể về cá thể cũng như quần thể loài voọc bạc Đông Dương và đang có kế hoạch di dời đàn voọc sang khu vực núi Hòn Chông.

“Các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đang đề xuất một số đề tài, dự án nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm. Trước mắt, tập trung quản lý, bảo vệ hiệu quả các loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ, nhằm khôi phục phát triển bầy đàn, bảo tồn tính đa dạng sinh học trên địa bàn”, ông Quảng Trọng Thao cho hay.

Lê Huy Hải

tinmoitruong.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037742

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC