Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Kiên Giang: Rừng Phú Quốc lại bị tàn phá

Kiên Giang: Rừng Phú Quốc lại bị tàn phá

Cập nhật: 22/05/2009

Tại ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, tiểu khu 79 thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang) vừa xảy ra nhiều vụ chặt phá rừng nghiêm trọng; hàng trăm cây chai, tràm núi thuộc loài “đặc hữu” của rừng Phú Quốc đã bị triệt hạ.

Người dân địa phương cho biết, khu vực rừng phòng hộ này đã bị chặt phá trong thời gian dài, cao điểm là vào tháng 3 – 4/2009. Toàn bộ số cây rừng bị đốn hạ đã được đưa đi tiêu thụ, trong khu vực chỉ còn sót lại một số khúc gỗ nhỏ có đường kính 20 cm và hàng trăm cây chai nằm trơ gốc. Sau khi được người dân thông báo, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc cùng với chính quyền xã Gành Dầu đã đến hiện trường tiến hành kiểm tra, phát hiện có 135 cây chai bị đốn hạ chỉ còn trơ lại gốc, nhiều gốc có đường kính từ 0,8 – 1 mét, đa số là cây mới bị chặt phá. Liên quan đến vụ việc phá rừng này, bà Trần Thị Lan (ấp Chuồng Vích, xã Bãi Thơm) chuyên thuê người vào rừng đốn gỗ đã bị Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Phú Quốc lập biên bản cùng với 35 lóng gỗ chai chưa tiêu thụ được, chờ xử lý. Các cơ quan chức năng cũng tổ chức truy bắt bọn lâm tặc chuyên phá rừng còn đang lẩn trốn để đưa ra truy tố trước pháp luật.

Theo Vườn quốc gia Phú Quốc, cây chai thuộc nhóm gỗ quí, giá trị sử dụng rất cao, vùi dưới nước hoặc chôn sâu dưới đất vài chục năm vẫn còn nguyên vẹn; là một trong những loài cây có khả năng được xác lập loài đặc hữu của rừng Phú Quốc. Cây chai có nhiều ở khu vực rừng Bắc đảo, tuy nhiên hiện nay không còn nhiều bởi sự săn lùng khai thác của người dân địa phương trong nhiều năm qua.

Monre.gov.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036298

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC