Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 29/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Kinh nghiệm bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch

Kinh nghiệm bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch

Cập nhật: 26/02/2020

Phát triển du lịch gắn liền với công tác bảo vệ môi trường đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành Du lịch nhiều quốc gia trên thế giới. Những kết quả tích cực mà một số quốc gia, khu du lịch đã và đang áp dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch cũng đáng để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế nước ta.

Bảo vệ rùa biển

Bảo vệ rùa biển ở Sipadan (Nguồn sipadanscuba.com)

Bảo vệ loài rùa biển, chia sẻ nguồn lợi du lịch với cộng đồng đang là những hướng ưu tiên phát triển của ngành Du lịch Mexico. Theo các chương trình quảng bá mới của Du lịch Mexico, du khách không chỉ tham gia các hoạt động tại bờ biển mà còn được các nhà bảo vệ thiên nhiên nói chuyện về nguy cơ tuyệt chủng của các loài rùa biển và du khách được mời tham gia những trò chơi góp phần bảo vệ môi trường. Tại Mazunte, trung tâm rùa biển của Mexico, du khách có thể góp chưa đến 5 USD để thả rùa con về với biển. Những cuộc thả rùa này thường có từ 300 - 400 rùa con, được tổ chức như những lễ hội truyền thống hàng tháng và nằm trong các chương trình du lịch. Bên cạnh đó, các bãi biển được cải tạo thành công viên duyên hải tự nhiên khi không một công trình kiến trúc kiên cố nào được phép xây dựng nhằm bảo vệ môi trường và không gây ô nhiễm những cảnh quan khác của biển. Chính quyền địa phương còn thuyết phục ngư dân ngưng hoạt động săn rùa và trở thành hướng dẫn viên hay bảo vệ tham gia bảo vệ bãi biển.

Người dân đảo Sipadan (Malaysia) quyết tâm biến hòn đảo của mình thành một khu sinh thái lý tưởng. Mỗi sáng sớm, khi mặt trời chưa ló dạng, du khách có cơ hội chứng kiến một cảnh kỳ thú chưa từng thấy: rất nhiều rùa to, rùa nhỏ đang tìm đường trở lại biển khơi sau một đêm lên bờ đẻ trứng. Vì lẽ đó mà vào ban đêm, du khách không được phép đi dạo trên bãi biển. Đặc quyền này chỉ dành cho một người bản xứ duy nhất là “Turtle Man” (ông rùa) - người có trách nhiệm coi sóc các khu vực có rùa đến đẻ trứng. Muốn chứng kiến cảnh những con rùa khổng lồ này bơi lội, thậm chí “âu yếm” nhau dưới nước, bạn có thể theo chúng lặn xuống biển. Đến nay, hai loài rùa lớn nhất thế giới đã được bảo vệ thành công và đang phát triển với số lượng lớn tại Sipadan.

Kuala-gandah

Bảo tồn các loài voi

Cục động vật hoang dã và công viên quốc gia Malaysia đã thành lập trung tâm Kinh nghiệm bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch bảo tồn voi quốc gia Kuala Gandah vào năm 1989 nhằm di dời voi từ những nơi môi trường sống của chúng đạng bị xâm lấn tới các môi trường sống khác thích hợp hơn. Đến nay, Trung tâm Kuala Gandah đã thực hiện di dời được hơn 500 con voi hoang dã. Du khách đến Kuala Gandah được tham gia các hoạt động như cưỡi voi, tắm rửa cho chúng ở những sông suối gần đó và tham gia cả vào việc cho chúng ăn. Trung tâm cũng tổ chức xen kẽ các buổi giáo dục cho quần chúng về tầm quan trọng của việc bảo tồn môi trường sống, đặc biệt là môi trường sống của loài voi như việc các du khách được khuyến khích xem đoạn băng ghi hình sự di dời của voi và các hoạt động liên quan tới việc tránh săn bắn chúng. Đến với Trung tâm bảo tồn voi quốc gia Kuala Gandah ở Peninsular Malaysia, du khách không những được sống gần gũi với thiên nhiên mà còn hiểu được tầm quan trọng của công việc bảo vệ môi trường, bảo vệ loài voi - một trong các vấn đề mà mọi quốc gia đang quan tâm.

Grupo Punta Cana

Kết hợp du lịch và bảo tồn

Grupo Punta Cana ở Cộng hòa Dominica là một ví dụ về phát triển du lịch cao cấp kết hợp với bảo tồn. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng với mục đích phục vụ khách du lịch cao cấp trong khi vẫn tôn trọng cư dân tự nhiên của Punta Cana. Các nhà đầu tư đã dành 10.000ha cho vườn cây với các giống cây trồng bản địa. Khu bảo tồn tự nhiên Punta Cana gồm một khu rừng á nhiệt đới với 11 dòng suối thiên nhiên và nhiều loài đặc thù của hệ sinh thái tự nhiên Caribê. Các chính sách bảo vệ môi trường có hiệu lực tại khu nghỉ dưỡng như chương trình bảo vệ rạn san hô và tái sử dụng nước thải để tưới cây. Các giống cỏ lai được trồng tại các sân golf có thể tưới bằng nước biển. Loại cỏ này chỉ cần dùng một nửa lượng thuốc trừ sâu và phân bón.

Chương trình tour quan sát đời sống của khỉ ở VQG Mgahinga Uganda với chi phí 50USD/ khách (Nguồn ugandasafaristours.com)

Trích lợi nhuận từ du lịch cho việc bảo tồn

Tại khu vực hồ Lớn (châu Phi), khỉ núi - một loại linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng hiện còn rất ít cá thể có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và kinh tế của vùng đất này. Loài khỉ này cư trú tại vùng biên giới phía Tây Bắc Rwanda, phía Đông Cộng hòa Congo và Đông Nam Uganda. Các công ty du lịch ở khu vực này đã thiết lập tour quan sát đời sống của khỉ núi. Theo tính toán, đường mòn quan sát khỉ núi với giá vé là 250USD/tour/ khách đã đem về 3 triệu USD mỗi năm và mỗi con khỉ núi đáng giá 90.000USD với riêng Uganda. Nguồn doanh thu từ hoạt động du lịch này đã đảm bảo cho loài động vật quan trọng được bảo vệ, qua đó giữ gìn được giá trị sinh thái, nguồn nước và nguồn tài nguyên cho cộng đồng địa phương.

Mazunte

Áp dụng hình phạt cao

Brunei là điểm đến lý tưởng cho những du khách tìm sự yên tĩnh và không gian riêng tư. Thám hiểm công viên quốc gia Ulu Temburong là một trong những tour du lịch rất phổ biến cho du khách nước ngoài đến Brunei. Bất cứ một đoàn khách nào khi bắt đầu cuộc hành trình bao giờ cũng có một người đàn ông lặng lẽ đi theo đoàn. Ông ta đi phía sau đoàn như là người bảo vệ và theo dõi để bắt phạt người bẻ cành cây, hay có hành động làm ảnh hưởng đến môi trường của khu rừng như đốt lửa hay xả rác. Mức phạt dành cho người vi phạm bằng tiền mặt cùng một khoảng thời gian ở tù giam theo luật của Brunei.

Ulu-Temburong

Lê Cương

Báo Du lịch
Từ khóa:

Tin liên quan

Sơn La: Liên kết phát triển du lịch bền vững

Phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch cộng đồng, huyện Mường La (tỉnh Sơn La) khuyến khích các hộ đầu tư homestay, cải tạo cảnh quan với quy mô 3 khách sạn, 31 nhà nghỉ, homestay, 2 điểm

Phú Thọ: Phát triển du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ

Trong bối cảnh du lịch theo xu hướng xanh, bền vững và cá nhân hóa trải nghiệm, những điểm đến gắn liền nghỉ dưỡng, chữa lành đang trở thành lựa chọn ưu tiên của du khách. Nằm sâu trong lòng đất thuộc địa bàn hai xã La Phù và Bảo

Mùa nước đổ trên ruộng bậc thang Mường Hum

Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Nam hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam

Cà Mau: Giao nhiệm vụ tạo mới sản phẩm, nâng cao chất lượng ngành du lịch

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Nam hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam

“Cửa nhà” Cồn Cỏ, Lý Sơn

Hải Phòng nâng tầm du lịch đường sắt

Ứng dụng công nghệ xanh vào bảo vệ môi trường biển

Giữ biển cho mai sau

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79041313

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC