Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Phóng sự ảnh news
  • /
  • Kỳ vĩ Động Ngườm Ngao – Cao Bằng

Kỳ vĩ Động Ngườm Ngao – Cao Bằng

Cập nhật: 10/08/2023

Tỉnh miền núi Cao Bằng có địa hình hiểm trở nhiều đồi núi, cảnh quan thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Cao Bằng đóng góp vào bản đồ du lịch rất nhiều điểm đến hấp dẫn như hang Pắc Bó, thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky… Đặc biệt là động Ngườm Ngao - một kiệt tác thiên nhiên hiếm có.

Du khách thám hiểm động Ngườm Ngao - Ảnh Thanh Hà

Động Ngườm Ngao hay còn có tên gọi khác là động Ngao ẩn mình trong một ngọn núi hùng vỹ ở xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Động được phát hiện năm 1921 và được tỉnh Cao Bằng đưa vào khai thác du lịch năm 1996. Năm 1998, động Ngườm Ngao được công nhận là Danh thắng quốc gia.

Những cột đá được mọc lên từ "ruộng bậc thang" - Ảnh Thanh Hà

Ngườm Ngao theo tiếng Tày có nghĩa là hang hổ. Theo truyền thuyết, xưa kia hang này là nơi sinh sống, trú ngụ của loài hổ dữ. Còn cách giải thích thứ hai, bên trong lòng động có nước chảy va vào các vòm đá tạo ra âm thanh giống như tiếng hổ gầm nên động Ngườm Ngao còn được gọi là động hổ gầm.

Kỳ quan của tạo hóa - Ảnh Thanh Hà

Theo một chuyến khảo sát năm 1995 của Hội Hang động Hoàng Gia Anh, động có chiều dài khoảng 3 km và có 3 cửa chính là Ngườm Lồm (ẩn dưới khối đá dưới chân núi), Ngườm Ngao (cách chân núi vài trăm bước chân), Bản Thuôn (nằm phía sau núi, sát bản Thuôn của người Tày).

Khối nhũ đá như hình bông sen úp ngược- Ảnh Thanh Hà

Do được phát hiện muộn và đưa vào du lịch chưa lâu nên hang động này vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo.

Những cột nhũ đá trong động Ngườm Ngao - Ảnh Thanh Hà

Động Ngườm Ngao được chia làm nhiều khu vực, khu trung tâm có không gian rộng nhất. Khu châu báu là tên gọi xuất phát từ việc nhiều thạch nhũ óng ánh sáng lấp lánh như vàng bạc ẩn mình trong đá. Khu này có 4 cột đá dựng thành vách như các cột chống trời.

Lòng hang khá rộng - Ảnh Thanh Hà

Khi di chuyển trong động, tùy mùa khô từ (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) hay mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9), du khách có thể bắt gặp các con suối nhỏ chảy róc rách vui tai. Trong động có những vũng nước lớn, mát rượi, soi bóng các thạch nhũ trên mặt nước.

Trong động có những vũng nước lớn, mát rượi, soi bóng các thạch nhũ trên mặt nước - Ảnh Thanh Hà

Trong động Ngườm Ngao còn có dòng suối ngầm chảy từ sông Quây Sơn đi suốt chiều dài của động chảy ra bên ngoài. Do có dòng suối mà không khí luôn mát lạnh hơi nước. Nhiệt độ và không khí trong hang luôn rất ôn hòa, mùa Đông thì ấm mùa Hè lại mát.

Nhũ đá có hình thác nước đổ tuyệt đẹp bên trong động Ngườm Ngao

Nhũ đá trong động Ngườm Ngao có màu khác hẳn với những động khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất. Quan sát bốn phía lên trên vách đá vôi, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá…

Nhũ đá ở động Ngườm Ngao có nhiều màu sắc tự nhiên khác nhau, chỗ thì có màu cát vàng, chỗ màu xám.

Những “điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Ngườm Ngao thực sự là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban cho người dân nơi đây.

Khoảng sáng hiếm hoi trong động Ngườm Ngao

Thanh Hà - Ngọc Ánh

Báo Dân tộc và phát triển – baodantoc.vn – Đăng ngày 06/8/2023
Từ khóa: Cao Bằng, động Ngườm Ngao, Kỳ vĩ Động Ngườm Ngao

Tin liên quan

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Tỉnh Lào Cai sẽ phát triển đa dạng các loại hình du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn như: du lịch sinh thái, mạo hiểm, nghỉ dưỡng, cộng đồng… qua đó xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn thành

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Bến Tre: Tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034310

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC