Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Lai Châu: Du lịch Than Uyên trên đà khởi sắc

Lai Châu: Du lịch Than Uyên trên đà khởi sắc

Cập nhật: 30/01/2024

Từ định hướng đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự tích cực hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, Than Uyên (Lai Châu) gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực. Nhất là du lịch đã và đang phát triển mạnh với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, văn hoá các dân tộc đặc sắc thu hút ngày càng đông du khách đến với địa phương.

Nhắc đến Than Uyên hôm nay, nhân dân, du khách thập phương không chỉ nhớ về địa chỉ đỏ cách mạng Bản Lướt; cánh đồng Mường Than rộng lớn mênh mông, đẹp thứ 3 ở khu vực Tây Bắc theo câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Mà nơi đây còn có nhiều điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng; du lịch thể thao mạo hiểm rất hấp dẫn, làm mê đắm lòng người.

Nói đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, không thể không nhắc đến hai địa danh nổi tiếng đó là Đồi thông Than Uyên và Lovehill ở thị trấn Than Uyên. Hiện nay, đồi thông được giới trẻ yêu thích bởi có những điểm chụp ảnh ví như “góc trời Châu Âu” với hàng thông đẹp, dãy phòng nghỉ thiết kế hiện đại, khuôn viên cây xanh, thảm cỏ rộng. Bên cạnh đó, nhà sàn cộng đồng cũng là “view” lý tưởng để du khách thoả thích tạo dáng “check in”, lưu giữ những khoảnh khắc đáng yêu. Với diện tích rộng vài hecta, đồi thông còn là địa điểm phù hợp cho các gia đình, hội, nhóm tổ chức ăn uống ngoài trời kết hợp nghỉ dưỡng tại các chòi lá.

Đến với Lovehill du khách được chìm đắm trong không gian lãng mạn, đẹp như vườn cổ tích. Những ngôi nhà 2 tầng màu đỏ san sát nhau nổi bật giữa cánh đồng lúa và vườn hoa, cây xanh với đầy đủ tiện nghi sang trọng để du khách nghỉ dưỡng. Thật tuyệt vời khi thức dậy buổi sáng, du khách được đón ánh bình minh, thư giãn tâm hồn trong bầu không khí mát lành, hít hà hương thơm của lúa, cỏ cây, hoa lá. Ngoài ra, nơi đây còn có cầu tình yêu, cầu thang lên trời; nhà sàn cộng đồng trang trí theo lối cổ điển kết hợp với văn hoá đặc sắc của các dân tộc để du khách chụp ảnh lưu niệm.

Khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 lòng hồ thuỷ điện: Huội Quảng và Bản Chát, trong 3 năm qua, từ định hướng của huyện, các xã: Mường Kim, Ta Gia, Pha Mu quan tâm thúc đẩy phát triển mạnh du lịch lòng hồ; khuyến khích nhân dân đầu tư thuyền, tạo dựng cảnh quan quanh khu vực lòng hồ để hấp dẫn khách du lịch. Hiện nay, bản Thẩm Phé (xã Mường Kim), Vịnh Ta Gia (xã Ta Gia) đã và đang phát triển dịch vụ tham quan du lịch lòng hồ, thăm hang động kết hợp dịch vụ ăn uống, giao lưu văn nghệ với đồng bào dân tộc Khơ Mú, Thái trên lòng hồ. Nổi bật nhất hiện nay đó là Vịnh Pá Khôm (xã Pha Mu), ngoài dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ cộng đồng, nơi đây thu hút du khách với những trò chơi mạo hiểm trên lòng hồ.

Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân và đổi thay diện mạo vùng quê, huyện Than Uyên đã chú trọng đồng bộ nhiều giải pháp phát huy nội lực trong nhân dân. Trong đó, huyện thu hút, mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư làm du lịch trên địa bàn; tạo điều kiện, khuyến khích các hộ dân có điều kiện xây dựng các điểm du lịch, phục vụ du khách.

Than Uyên có 12 xã, thị trấn, hơn 10 dân tộc cùng sinh sống, tiêu biểu trong đó là đồng bào các dân tộc: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú còn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc. Huyện coi những nét đẹp văn hoá ấy là điểm nhấn, động lực để phát triển du lịch. Vì vậy, những năm qua, huyện quan tâm thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, lồng ghép các nguồn vốn, huyện đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, hoàn thiện hệ thống giao thông, hỗ trợ các đội văn nghệ bản duy trì hoạt động. Khuyến khích nhân dân các bản cùng tham gia làm du lịch cộng đồng.

Cùng với tổ chức các lễ hội, huyện đầu tư tuyến phố đi bộ tại thị trấn Than Uyên để các đội văn nghệ bản, câu lạc bộ đàn tính hát then, câu lạc bộ dân ca, đội khiêu vũ trên địa bàn giao lưu văn hoá, văn nghệ phục vụ nhân dân và du khách. Tạo điều kiện cho các cơ sở lưu trú hoạt động; hộ dân kinh doanh buôn bán đa dạng các mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

Được biết, với sự quan tâm, định hướng của huyện, hiện nay xã Tà Mung duy trì hoạt động của chợ phiên Nậm Pắt gắn với bảo tồn văn hoá của đồng bào dân tộc Mông. Vào mỗi dịp chợ phiên đầu tháng và giữa tháng, nhân dân và du khách sẽ được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc: thổi khèn mông, khèn lá; múa ô của người dân; tìm hiểu văn hoá qua trang phục, hàng hoá nông sản đặc trưng (bánh giầy, thảo quả, mật ong, rau rừng…)

Với chủ trương đúng, tầm nhìn xa, cách làm hay, sáng tạo, đổi mới của các cấp ủy, chính quyền huyện Than Uyên đã làm thay đổi mạnh mẽ tư duy của người dân về du lịch. Để từ đó, nhân dân phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng sẵn có, đưa địa phương trở thành điểm đến du lịch “hấp dẫn, an toàn, thân thiện” của tỉnh. Nhờ đó, năm 2023, toàn huyện đón gần 220.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.

Đinh Đông - Ngọc Duy

Báo Lai Châu – baolaichau.vn – Đăng ngày 25/01/2024
Từ khóa: Du lịch Than Uyên, khởi sắc, Lai Châu

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033326

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC