Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Lai Châu: Trồng rừng thay thế góp phần bảo vệ môi trường

Lai Châu: Trồng rừng thay thế góp phần bảo vệ môi trường

Cập nhật: 09/03/2016

Tính đến thời điểm hiện tại, trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện ở Lai Châu đang được triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần bảo vệ môi trường rừng và tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân.

Với vị trí đầu nguồn sông Đà, rừng của tỉnh Lai Châu có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, cải tạo môi trường chống biến đổi khí hậu và điều tiết nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ cho các công trình thủy điện lớn của Quốc gia như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và một số công trình thủy điện vừa và nhỏ khác. Đến nay, có 9 công trình thủy điện trên toàn tỉnh đã được phê duyệt, hiện đã hoàn thành và đang thi công xây dựng phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng bao gồm công trình thủy điện: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Nậm Na 1, Nậm Na 2, Nậm Na 3, Nậm Nghẹ, Nậm Mở 3… Phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng với tổng diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình thủy điện trên toàn tỉnh khoảng gần 2.440 ha.

Trong năm 2015, việc trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện ở Lai Châu đã đạt được những kết quả khả quan. Theo ông Nguyễn Văn Biển - Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức chỉ đạo Ban quản lý rừng phòng hộ, các hộ gia đình, cá nhân trồng bù rừng đạt 1.504 ha, diện tích còn lại phải trồng bù trong năm 2016 trên 930 ha. Dự kiến, đến tháng 7 năm nay tỉnh sẽ trồng hoàn thành và hoàn thành vượt chỉ tiêu diện tích phải trồng bù diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh.

Việc chọn giống cây trồng phù hợp với từng vùng là một trong những khâu quan trọng trong công tác trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện. Theo đó, các loại cây có giá trị kinh tế cao, cây đa mục đích, cây gỗ lớn phù hợp với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp là những loại cây được lựa chọn hàng đầu. Theo ông Nguyễn Văn Biển, UBND tỉnh Lai Châu xác định loại cây trồng phù hợp đối với từng khu vực như cây quế trồng ở những nơi có độ cao dưới 700 m so với mực nước biển, cây Sơn Tra và Thông Mã Vĩ trồng xen kẽ ở nơi có độ cao trên 1.000 m, cây gỗ lớn, sấu, lát, giổi, re… trồng chủ yếu ở các khu vực có độ cao từ 700 - 1.000 m.

Được biết, năm 2015, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, có 3 huyện Sìn Hồ, Tân Uyên và Than Uyên trồng rừng thay thế và đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, Tân Uyên là huyện rất tích cực trong công tác trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng với 586 ha rừng thay thế, loài cây chủ yếu là cây Quế. Nhờ đó, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập bình quân khoảng 200 ngàn đồng/ngày/người cho khoảng 250-300 lao động tham gia trồng rừng thay thế theo mùa vụ tại mỗi huyện.

Như vậy, sau 4 năm trồng và chăm sóc diện tích rừng thay thế khi thành rừng, bà con nhân dân tham gia trồng rừng sẽ được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và được hưởng lợi theo sản phẩm từ khai thác theo quy định. Rõ ràng, trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện không chỉ mang lại lợi ích trước mắt về kinh tế mà còn mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, điều hoà không khí, giảm phát thải CO2 đối với tỉnh Lai Châu nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, trong quá trình trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện, tỉnh Lai Châu vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Trao đổi về nội dung này, ông Nguyễn Văn Biển cho biết: Thời gian trồng rừng tại tỉnh ngắn, từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng lại trùng với vụ thu chiêm cấy mùa của bà con nhân dân nên bà con không thể bỏ thu việc thu hoạch vụ mùa để đi trồng rừng, dẫn đến tiến độ trồng rừng chậm. Ngoài ra, để chất lượng cây trồng đảm bảo và tỉ lệ thành rừng cao, phải chuẩn bị cây giống từ 16 tháng tuổi trở lên.

Để đẩy mạnh công tác trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng, ông Nguyền Văn Biển cho rằng tỉnh Lai Châu cần tập trung vào một số biện pháp sau: Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến công tác phòng chống, chữa cháy rừng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của toàn dân; nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; chú trọng công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp để nâng cao chất lượng rừng trồng…

Mong rằng, nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, việc trồng rừng thay thế tại các công trình thủy điện ở Lai Châu sẽ đảm bảo kế hoạch đã đề ra. Đây sẽ là một bước tiến mới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng nông thôn mới, đồng thời bảo vệ môi trường rừng cũng như bảo vệ chính cuộc sống của nhân dân.

Bài & ảnh: Mai Đan

baotainguyenmoitruong.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037827

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC