Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 02/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Lâm Đồng: Chặt hàng trăm cây thông gần thác Hang Cọp

Lâm Đồng: Chặt hàng trăm cây thông gần thác Hang Cọp

Cập nhật: 13/08/2009

Ngày 11/8/2009, tại tiểu khu 153, cách quốc lộ 20B hơn sáu cây số và cách trung tâm thành phố Đà Lạt trên 10km, khoảng hai trăm cây thông từ ba mươi đến bốn mươi năm tuổi bị cưa hạ ngổn ngang.
Từ những vết cắt còn mới, nhựa đang ứa ra, cành lá chưa kịp héo rũ dễ dàng nhận thấy nhiều cây thông vừa bị cưa trộm.

Ven con đường lâm sinh với chiều dài khoảng hai cây số thuộc khoảnh 203 của tiểu khu này, có đến hai mươi điểm cưa gỗ với lớp mùn cưa dày cộm.

Nhiều lóng gỗ hộp được cưa xẻ hoàn chỉnh (dài 3m, rộng 30cm, dày 15cm) nhưng lâm tặc chưa kịp tẩu tán; hàng trăm ván gỗ bìa nằm ngổn ngang quanh các điểm cưa. Tại một số điểm cưa, cành nhánh thông bị đốt cháy nham nhở, lửa vẫn âm ỉ.

Một số cán bộ và người dân địa phương cho biết việc chặt phá cây rừng, cưa xẻ gỗ lậu thường diễn ra vào ban đêm. Sau khi lâm tặc rút đi sẽ có một số người thu dọn ván bìa, cành lá thông và gom thực bì thành từng đống để đốt rồi cuốc hố để trồng cà phê. Bởi thế rừng cứ thu hẹp dần, nhường chỗ cho những vườn cà phê.

Trữ lượng gỗ bị thiệt hại là rất lớn bởi hầu hết cây bị chặt hạ cao hơn hai mươi mét, đường kính lên tới 50-70cm.

Đặc biệt, đây là rừng thông ba lá thuần chủng, được chọn lọc nguồn gen tốt nhất do Cty CP Giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên quản lý để khai thác hạt giống phục vụ việc trồng rừng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Đó là chưa kể những thiệt hại về môi trường, cảnh quan bởi khu rừng này chỉ cách thác Hang Cọp (một địa điểm du lịch lý tưởng của Đà Lạt) vài ki lô mét, thuận tiện để tổ chức các tour du lịch sinh thái ngắm chim thú trong rừng thông tuyệt đẹp.

 

TP
Từ khóa:

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Say đắm Tây Giang
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC