Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Lan tỏa thông điệp sống xanh từ Giờ Trái đất

Lan tỏa thông điệp sống xanh từ Giờ Trái đất

Cập nhật: 25/03/2025

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành thách thức toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn tác động sâu, rộng đến đời sống con người.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và đang đối mặt với nhiều nguy cơ nước biển dâng, xâm nhập mặn, thiên tai bất thường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên.

Trước thực trạng đó, mỗi hành động nhỏ vì môi trường đều có ý nghĩa to lớn. Và một trong những hoạt động mang tính biểu tượng, tạo nên sự thay đổi trong nhận thức cộng đồng chính là hưởng ứng Giờ Trái đất.


Nến được nhiều cửa hàng sử dụng để thay thế cho đèn điện

Giờ Trái đất là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF), được khởi xướng từ thành phố Sydney (Australia) vào năm 2007, với hơn 2 triệu người tham gia ngay trong năm đầu tiên. Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái đất góp phần không nhỏ tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Đến nay, sự kiện này lan tỏa tới gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành chiến dịch toàn cầu nhằm kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ hành tinh xanh qua những hành động thiết thực: Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ vào tối thứ bảy cuối cùng của tháng 3 hàng năm.

Nhưng Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở một giờ tắt đèn. Đó là biểu tượng của tinh thần thay đổi, là lời nhắc nhở mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hãy thực hiện lối sống xanh, tiêu dùng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. Mỗi bóng đèn tắt đi, mỗi thiết bị điện được ngắt khi không cần thiết là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và trái đất.

Tại Việt Nam, sau nhiều năm triển khai, Giờ Trái đất đã trở thành hoạt động thường niên ý nghĩa, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Các cấp, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là giới trẻ tích cực hưởng ứng bằng nhiều hành động như tắt đèn, trồng cây, dọn dẹp rác thải, tuyên truyền về phân loại rác, hạn chế sử dụng túi nylon và sản phẩm nhựa dùng một lần,…

Mỗi năm, những chiến dịch truyền thông, các buổi mít-tinh, diễu hành và hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước, góp phần thúc đẩy sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của người dân.

Tại Long An, hưởng ứng Giờ Trái đất thu hút sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và toàn thể người dân. Như thường lệ, năm 2025, lễ phát động Giờ Trái đất diễn ra từ sáng ngày 22/3, kêu gọi toàn dân cùng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khung giờ từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút cùng ngày. Hành động tuy nhỏ nhưng thể hiện sự đồng lòng, chung tay bảo vệ môi trường sống, góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

Hơn cả một chiến dịch mang tính biểu tượng, Giờ Trái đất chính là dịp để mỗi người tự nhìn lại thói quen sinh hoạt của mình. Liệu chúng ta đã thực sự sống xanh, tiết kiệm và thân thiện với môi trường hay chưa? Việc tắt đèn trong một giờ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nếu sau đó chúng ta không tiếp tục thực hiện những hành động mang tính thiết thực, bền vững như không lãng phí điện, nước; giảm thiểu rác thải nhựa; trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;… Chính những việc làm ấy mới là nền tảng xây dựng một môi trường bền vững cho hôm nay và mai sau.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nhiệt độ toàn cầu liên tục tăng, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều, vai trò của từng cá nhân trong bảo vệ môi trường lại càng trở nên quan trọng. Mỗi công dân Long An nói riêng và cả nước nói chung, dù là học sinh, cán bộ, công nhân hay nông dân đều có thể góp phần bảo vệ hành tinh xanh từ những việc làm thiết thực và gần gũi nhất: Tắt thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế sử dụng túi nylon, tham gia các hoạt động cộng đồng về dọn dẹp, trồng cây,…

Hành động nhỏ nhưng sức mạnh lớn. Khi mỗi người dân đều ý thức và hành động, cộng đồng sẽ tạo nên làn sóng thay đổi tích cực, từ đó lan tỏa thành phong trào, thành thói quen và nếp sống xanh. Giờ Trái đất cũng nhắc nhở rằng bảo vệ môi trường không phải trách nhiệm của riêng ai mà là nghĩa vụ của cả cộng đồng, là món quà mà chúng ta trao gửi cho thế hệ mai sau.

Thực hiện Giờ Trái đất không chỉ là tắt đèn trong một giờ mà là hành động khởi đầu cho những thói quen tốt mỗi ngày. Từ nhận thức đến hành động, từ hành động nhỏ đến thay đổi lớn, hơn bao giờ hết, trong thời điểm hiện tại, môi trường đang lên tiếng, thiên nhiên đang nhắc nhở chúng ta về sự đánh đổi nếu cứ tiếp tục thờ ơ.

Giờ Trái đất năm 2025 thêm một lần nữa truyền tải thông điệp để mỗi người dân thể hiện tinh thần trách nhiệm với trái đất. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, bảo vệ tương lai của con cháu chúng ta. Mỗi bóng đèn tắt đi là một thông điệp gửi tới cộng đồng: Hãy hành động vì một trái đất xanh, sạch, đẹp và bền vững!./.

Thùy Hương

Báo Long An – baolongan.vn – Đăng ngày 24/3/2025
Từ khóa: Giờ trái đất, Long An, thông điệp sống xanh

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032896

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC