Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Làng nghề ở Quốc Oai: Vẫn nan giải bài toán môi trường

Làng nghề ở Quốc Oai: Vẫn nan giải bài toán môi trường

Cập nhật: 09/03/2011

Trong những năm gần đây, các làng nghề (LN) của huyện Quốc Oai phát triển mạnh mẽ, bên cạnh lợi ích kinh tế, người dân đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải và khí thải. Mặc dù, huyện đã có nhiều biện pháp nhưng mức độ ô nhiễm môi trường vẫn nghiêm trọng.

Sống chung với rác, nước thải

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Quốc Oai có 14 LN, đáng chú ý là nghề chế biến dong, dệt len ở Cộng Hòa, Tân Hòa; mây tre giang đan ở Đồng Quang… Nhìn chung, LN phát triển đã đem lại thu nhập cao cho người lao động, nhưng cũng bắt người dân phải đối mặt với ô nhiễm môi trường từ nước thải, khí thải, rác thải. Theo số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải chung ở các cụm LN trên địa bàn huyện đang ở mức báo động, hàm lượng nhu cầu ôxy sinh hóa BOD5 là 120mg/l - vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) 70 lần; hàm lượng nhu cầu ôxy hóa học COD là 241mg/l, vượt TCCP 161 lần... Trong khi đó, nước thải tại các hộ gia đình sản xuất mây tre đan tại xã Đồng Quang cũng ô nhiễm nặng, hàm lượng BOD5 vượt TCCP 20 lần, hàm lượng COD vượt TCCP 84 lần... Đặc biệt, chất lượng nước ngầm trong khu vực xã Cộng Hòa đang bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng Cyanua trong nước giếng đã vượt TCCP 108 lần, lượng Nitơrat vượt 1,71 lần, số lượng khuẩn 236 - 241 con/100ml.Ông Vương Trí Kiểm, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết, xã vẫn còn 50-60 hộ chuyên sản xuất và chế biến tinh bột dong, nấu nha, làm bún. Các hộ sản xuất mạnh nhất vào 3 tháng cuối năm, trung bình mỗi ngày chế biến khoảng 540 tấn bột dong, rác thải từ chế biến tinh bột dong là 200 tấn và 700 - 900m3 nước thải.Theo ông Nguyễn Doãn Hùng, cán bộ môi trường xã Cộng Hòa, mặc dù các hộ sản xuất tinh bột và làm miến đã giảm khoảng 30% so với trước hiện chỉ còn 2-3 hộ chế biến bột dong, 10-15 hộ làm miến nhưng quy mô sản xuất lớn hơn, các hộ chế biến khoảng 10-20 tấn sắn/ngày, nên lượng chất thải lớn. Vào lúc cao điểm, do mặt bằng chật hẹp, các hộ đắp đống bã sắn ven đường, gây ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải từ chế biến sắn rất lớn, nhưng đều không qua xử lý mà thải trực tiếp ra cống rãnh chung của xã. Bên cạnh đó, hiện nay xã còn phát triển mạnh nghề dệt len mút, có tới 60% hộ sản xuất dệt len. Trong quá trình sản xuất, bụi len phát tán trong không khí, là nguyên nhân gây ra các loại bệnh về đường hô hấp…Gỡ, bằng cách nào?Ông Vương Trí Kiểm cho rằng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường LN là sản xuất theo quy mô hộ gia đình, cơ sở nằm xen kẽ trong khu dân cư, nhiều công đoạn sản xuất thủ công nên rác thải vứt bừa bãi trên diện rộng, không được thu gom ngay. Hệ thống cấp - thoát nước sản xuất và sinh hoạt do các hộ tự xây dựng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường khiến nguồn nước ô nhiễm trầm trọng.Trước thực trạng ô nhiễm môi trường từ LN, trong năm 2010, huyện Quốc Oai đã triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án thí điểm xử lý nước thải cho LN tinh bột sắn tại xã Cộng Hòa. Với công suất dự kiến 200 - 300m3/ngày đêm. Nhưng đến nay dự án vẫn chưa chuyển động, hằng ngày người dân vẫn sản xuất, xả thải ra môi trường. Vấn đề xử lý nước thải sau sản xuất phải đầu tư lớn và phải tập trung vào một khu, kinh phí của xã có hạn, không thể thực hiện được. Do đó, trong khi chờ dự án, xã đã vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thành lập tổ thu gom rác thải ở 10 thôn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt, nếu Nhà nước không đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho LN thì lời giải cho môi trường LN vẫn còn bế tắc.Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Quốc Oai Nguyễn Doãn Tâm cho biết, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các LN, hiện nay huyện đang xây dựng dự án quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, LN sản xuất đồ mây tre giang đan xuất khẩu sẽ xây dựng bể ngâm tẩy nguyên liệu liên hoàn, thay đổi công nghệ sơn bóng sản phẩm. Nghề chế biến nông sản, thực phẩm thì sử dụng than chất lượng cao, trang bị máy ly tâm tách bã, thay thế lò đốt kín, có bảo ôn nhiệt, có ống thải khí. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bùn thải tạo ra được tận dụng làm phân hữu cơ sinh học. Quy hoạch các Cụm công nghiệp LN xa khu dân cư nhưng phải quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn để xử lý tập trung… Tuy nhiên, quy hoạch đó vẫn đang xây dựng, trong khi thực tế môi trường LN vẫn ngày càng ô nhiễm.

Hànộimới
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034713

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC