Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Lạng Sơn xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26

Lạng Sơn xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26

Cập nhật: 20/10/2022

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Văn bản số 1242/UBND-KT về việc triển khai thực hiện kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Theo đó, UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Sở TN&MT chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện các nội dung trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn ứng phó với biến đổi khí hậu để triển khai thực hiện kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng. Ứng dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trồng rừng, phát triển rừng; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao chất lượng, trữ lượng các-bon rừng và quản lý rừng bền vững. Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.

UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường

Sở Công thương thực hiện nhiệm vụ triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp; giảm tiêu thụ các chất làm lạnh (HFCs) trong công nghiệp. Triển khai các biện pháp về chuyển đổi năng lượng, phát triển và năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời,.... tăng cường tuyên truyền đến các đối tượng sử dụng điện thực hiện sử dụng tiết kiệm điện; Cải tiến, phát triển và áp dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng. Nghiên cứu, phát triển và áp dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà ở...

Triển khai các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải; phát triển phương tiện công cộng; chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu truyền thống sang nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên và năng lượng điện; các biện pháp về quản lý chất thải trong hoạt động y tế nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong các ngành công nghiệp để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu…

UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu UBND các huyện, thành phố tích hợp lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Triển khai các chương trình về chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm trên địa bàn. Chú trọng công tác trồng rừng, phát triển rừng; xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ, các mô hình nông lâm kết hợp phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn.

UBND tỉnh huy động các nguồn lực thực hiện hiệu quả những mục tiêu trong công tác phát triển và bảo vệ diện tích rừng

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực việc sử dụng điện tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên. Hàng năm phát động phong trào hành động, phát động Nhân dân thực hiện các biện pháp, hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính bằng những hành động thiết thực như: trồng cây xanh, không tự ý đốt rác thải sinh hoạt, sử dụng nhiên liệu không khói, ít phát sinh khí thải…

Trước đó, tại UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025 các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành, lĩnh vực của mình; kiện toàn ban chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu; tuyên truyền chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành, các cấp; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục công tác rà soát, kiến nghị hoàn thiện các cơ chế, tài liệu kỹ thuật để đào tạo, tập huấn về biến đổi khí hậu; xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu cho tỉnh; đánh giá mức độ rủi ro và tính dễ bị tổn thương, xác định nhu cầu tăng cường năng lực thích ứng và các giải pháp cho các tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; xây dựng các chương trình, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, góp phần vào thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả.

Hồng Thảo

Tạp chí Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 20/10/2022
Từ khóa: biến đổi khí hậu, hội nghị COP26, kế hoạch hành động, Lạng Sơn

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033422

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC