Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Lào Cai: “Hòn ngọc” của thành phố biên cương

Lào Cai: “Hòn ngọc” của thành phố biên cương

Cập nhật: 11/08/2021

Năm 2004, sau 13 năm tái lập tỉnh, thành phố Lào Cai (lúc ấy là thị xã Lào Cai) có công viên đầu tiên - công viên Nhạc Sơn. Khi mới khánh thành, công viên ở trung tâm thị xã tỉnh lỵ, là nơi vui chơi, giao lưu văn hóa lớn của thành phố và của tỉnh.

Công viên Nhạc Sơn - không gian xanh giữa lòng thành phố. Ảnh: Mạnh Dũng

Khi thành phố Lào Cai được mở rộng về phía Nam, trong hành trình “dời đô”, các cơ quan hành chính của tỉnh cũng chuyển về Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, công viên Nhạc Sơn không còn ở vị trí trung tâm tỉnh lỵ. Thêm vào đó, thành phố Lào Cai ngày càng được xây dựng nguy nga và lộng lẫy với nhiều công trình nhà, khu vui chơi, giải trí, nhiều công viên, tiểu công viên ra đời, nhưng công viên Nhạc Sơn vẫn mang vẻ đẹp riêng có, là nơi du khách ghé thăm mỗi khi đến thành phố Lào Cai và người dân tìm về sau những giờ làm việc căng thẳng, vất vả.

Công viên Nhạc Sơn có 4 cổng mở ra 4 mặt đường bao quanh, gồm cổng chính tại đường Hoàng Liên, cổng phụ ở các đường Lê Quý Đôn, Nhạc Sơn và Trung Đô. Nằm trên địa bàn phường Kim Tân, nơi đây có cảnh quan đẹp và thơ mộng bậc nhất thành phố vùng biên, được ví như một “bảo tàng” thiên nhiên với muôn ngàn cây lá, nhiều hệ sinh thái khác nhau như rừng, hồ nước, thảm thực vật đất liền…

Trong khu đất rộng 15 ha ở trung tâm thành phố, công viên được bố trí hợp lý, phù hợp với nhu cầu vui chơi, thưởng ngoạn của người dân và du khách. Ngay giữa công viên là hồ nước rộng 5,6 ha, có tạo hình hòn đảo nổi ở giữa hồ. Trên đảo là không gian rộng rãi với một sân khấu lớn giữa trời, phù hợp cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng khi có sự kiện. Tuyến đường bao quanh đảo và cả những bậc tam cấp, đường ríc rắc nhỏ được lát bằng gạch đỏ, đá hoa cương thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Từ hòn đảo nổi, để đi sang đôi bờ hồ, người dân có 2 lựa chọn, 1 là đi bộ qua chiếc cầu cong, 2 là di chuyển bằng xe qua chiếc cầu thẳng phía cổng chính.

2 bên bờ hồ là những khu đất rộng, trải dài. Với ý tưởng làm công viên miền núi, những nhà thiết kế còn tạo rừng trong công viên. Ngay phía cổng phụ vào từ đường Lê Quý Đôn mà người dân vẫn quen gọi là nhánh 5 là một đồi thông hình bát úp. Cùng với đồi thông hình bát úp, dọc 2 bên bờ hồ là rừng cây xanh với cơ man loài, nào là long não, cau vua, dẻ, dầu nước, liễu, lộc vừng… Mỗi cây một dáng vẻ, một hương sắc khiến cả rừng cây luôn ấn tượng, sống động.

Cũng bởi không gian khoáng đạt và nên thơ, bất kể là mùa đông hay mùa hè, người dân thành phố luôn chọn công viên Nhạc Sơn làm chốn đi về bình yên. Họ chọn đi dạo trên con đường nhỏ được lát gạch hoa uốn lượn men theo bờ hồ, ngắm những bông hoa rực rỡ sắc màu rung rinh trong gió, ngắm hàng liễu tỏa bóng xuống mặt nước dịu dàng hoặc ngồi trên những chiếc ghế đá bên hồ thả hồn cùng cảnh sắc mây trời, gió núi, nhất là vào những ngày hè nắng nóng, sẽ xua tan oi nồng, bức bối của không gian phố thị.

Ngắm công viên Nhạc Sơn từ trên cao, ta tưởng như đang được chiêm ngưỡng bức tranh sơn thủy hữu tình. Dạo quanh công viên Nhạc Sơn, đâu đâu cũng là hình ảnh người người vui vẻ, cây cối, hoa lá tốt tươi… Tất cả như mời gọi, là những ấn tượng khó phai để khách phương xa mỗi lần đến lại mong gặp, để người dân mỗi phút giây lại tìm về mong chút bình yên./.

Tô Dung

Báo Lào Cai
Từ khóa: công viên Nhạc Sơn, Lào Cai, thành phố biên cương

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036101

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC