Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Lào Cai phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa

Lào Cai phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn bản sắc văn hóa

Cập nhật: 09/08/2018

(TITC) – Lào Cai là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng với phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng, giao thông thuận lợi, văn hóa truyền thống đa sắc màu với 25 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Nắm bắt được nhu cầu của du khách, đồng thời đẩy mạnh và phát huy tiềm năng, lợi thế về khí hậu, cảnh quan, bản sắc văn hóa đa sắc màu của các dân tộc, Lào Cai tập trung phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo. Từ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững, tạo sinh kế cho người dân vùng du lịch, Đề án phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định phát triển du lịch văn hóa cộng đồng là một trong những nội dung nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Đình Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, mô hình du lịch cộng đồng đã hình thành tại Lào Cai từ năm 1998, đến năm 2005 có 2 mô hình tại xã Bản Hồ (tiêu biểu là thôn Bản Dền) và San Sả Hồ (tiêu biểu là thôn Cát Cát) thuộc huyện Sa Pa. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã có 30 hộ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú tại gia đình, đến năm 2016 có 200 hộ kinh doanh homestay, 12 điểm du lịch cộng đồng, riêng huyện Sa Pa có gần 140 hộ làm dịch vụ du lịch homestay.

Ông Dũng cũng cho biết, Lào Cai phát triển du lịch cộng đồng dựa vào phương châm “lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng và kim chỉ nam cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch”.

Mô hình du lịch cộng đồng Lào Cai dựa trên nét văn hóa truyền thống của người dân bản địa để xây dựng khai thác một số sản phẩm du lịch đặc trưng như: sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa ruộng bậc thang Lào Cai trong chương trình “Hành trình khám phá cung đường di sản văn hóa ruộng bậc thang - Tây Bắc” dựa trên di tích danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa và ruộng bậc thang thung lũng Thề Pả (Bát Xát); sản phẩm “Chợ phiên vùng cao” dựa trên những phiên chợ truyền thống: Bắc Hà, Cán Cấu, Si Mai Ca, Mường Hum, Y Tý…

Những năm gần đây, Lào Cai đã từng bước khẳng định được thương hiệu du lịch cộng đồng của mình. Trong 2 năm liền (2016 - 2017) Lào Cai đều có cơ sở được trao giải thưởng Homestay ASEAN: năm 2016 là cụm các cơ sở homestay của huyện Bắc Hà; năm 2017 cụm homestay Tả Van Giáy 1 – thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sa Pa.

Năm 2017, Lào Cai đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia 2017 với chủ đề “Sắc màu Tây Bắc”, nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của các dân tộc Tày, Mông, Giáy, Hà Nhì… tại các Huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà.. đã được đưa ra để phục vụ du khách như: Lễ hội Mùa xuân gắn với các lễ hội truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Lễ hội Mùa hè gắn với Lễ hội trên mây – Sa Pa; Lễ hội mùa Thu gắn với Ngày hội trên ruộng Bậc thang Bát Xát…

Lào Cai xác định tập trung phát triển du lịch gắn với văn hóa cộng đồng, để vừa giảm quá tải cho khu vực đô thị, vừa để nâng cao thu nhập cho người dân, gắn với bảo vệ bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái địa phương. Với hướng đi đúng, lượng du khách tham gia tuyến du lịch văn hóa cộng đồng ở Lào Cai ngày một tăng.

Hồng Thủy

Từ khóa: bảo tồn bản sắc văn hóa, du lịch cộng đồng, Lào Cai

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039644

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC