Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Đa dạng sinh học

Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Đa dạng sinh học

Cập nhật: 13/05/2009

Nhiều nội dung mới về tiêu chí phân cấp khu bảo tồn thiên nhiên; chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn... được quy định cụ thể trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo.

 

Theo Dự thảo Nghị định, khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh phải có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với địa phương, hệ sinh thái đặc thù hoặc đại diện cho các hệ sinh thái của địa phương đó.

Các khu bảo tồn thiên nhiên nêu trên phải đồng thời có giá trị đặc biệt về sinh thái, môi trường phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch, nghỉ dưỡng.

Mỗi loài ưu tiên được bảo vệ, bảo tồn thông qua 1 chương trình bảo tồn riêng và được giao cho 1 cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm về công tác bảo tồn loài đó. Loài được ưu tiên bảo vệ mất nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa thì được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo tồn ĐDSH. Mẫu vật di truyền của các loài này phải được lưu giữ lâu dài phục vụ mục đích bảo tồn ĐDSH.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc cho phép săn bắt các loài hoang dã thuộc danh mục được ưu tiên bảo vệ từ hệ sinh thái rừng về nuôi tại cơ sở bảo tồn ĐDSH. Đối với loài hoang dã từ hệ sinh thái đất ngập nước, biển, núi đá vôi và các vùng đất chưa sử dụng về nuôi tại cơ sở bảo tồn ĐDSH do Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.

Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được khai thác đất, mặt nước, rừng phục vụ canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mục đích khác không bị cấm. Được ưu tiên lập dự án khai thác khu bảo tồn phục vụ du lịch sinh thái và các hoạt động dịch vụ khác. Được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động kinh doanh du lịch, khai thác các nguồn lợi, các dự án hỗ trợ khu bảo tồn, từ việc tiếp cận nguồn gen trong khu bảo tồn và các lợi ích khác...

Các khu bảo tồn đã được thành lập trước khi Luật ĐDSH có hiệu lực (1/7/2009) phải được rà soát việc đáp ứng các tiêu chí chủ yếu của khu bảo tồn để chuyển đổi cho phù hợp trước ngày 31/12/2010.

Theo điều tra của của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ĐDSH ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các khu rừng đặc dụng tự nhiên, các vùng đất ngập nước, các vùng đồi, núi đặc biệt là núi đá vôi và các hệ sinh thái biển, hải đảo.

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về số loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim, nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng.

Hiện cả nước đã thành lập 126 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích lên tới 2,5 triệu ha, chiếm 7,6% diện tích tự nhiên và hầu hết tập trung trên đất liền.

Cổng TTĐT Chính phủ
Từ khóa:

Tin liên quan

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

(TITC) – Nằm giữa lòng cao nguyên Pleiku lộng gió, Biển Hồ (hay hồ T’Nưng) từ lâu đã được ví như “đôi mắt Pleiku” – một hình ảnh biểu tượng đầy thi vị gắn liền với thiên nhiên và tâm hồn của vùng đất Gia Lai. Không chỉ là danh

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

(TITC) – Ngày 16/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản kêu gọi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039075

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC