Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Lễ hội “Hương xưa làng cổ” thu hút hơn 50.000 lượt khách tham gia

Lễ hội “Hương xưa làng cổ” thu hút hơn 50.000 lượt khách tham gia

Cập nhật: 02/05/2018

Được đánh giá là một trong những chương trình thành công trong số các chương trình hưởng ứng Festival Huế 2018, Lễ hội "Hương xưa làng cổ" tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, thu hút hơn 50.000 lượt khách tham gia.

Lễ hội "Hương xưa làng cổ," diễn ra từ ngày 29/4 vừa qua cho đến hết Festival Huế 2018, thu hút sự tham gia của gần 700 nghệ sỹ chuyên và không chuyên cùng các vận động viên đến từ các xã, thị trấn của huyện Phong Điền. Đoàn nghệ thuật Phaka Lumduan của Thái Lan, cũng tham gia biểu diễn trong thời gian diễn ra lễ hội.Tại lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian của vùng quê Phong Hòa.Đến lễ hội, du khách được tham quan làng nghề, trải nghiệm cách làm sản phẩm gốm Phước Tích, điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, làm bánh truyền thống; chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương như sản phẩm gốm, mộc Phong Hòa, rượu Phong Chương, đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước Tích, lưới Vân Trình, tương măng Phong Mỹ, rèn Hiền Lương…Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung. Làng cổ này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.Nằm cách trung tâm Huế khoảng chừng 45km, làng Phước Tích nép mình bên dòng Ô Lâu hiền hòa. Hiện nay, làng Phước Tích có 117 ngôi nhà, trong đó có 24 ngôi nhà cổ có giá trị, ngôi nhà cổ nhất được dựng vào năm 1850, kế đến là ngôi nhà được dựng vào năm 1870.Nét đặc sắc nhất của làng là quy hoạch không gian kiến trúc được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống, bố cục theo ba xóm gắn bó với nhau. Hệ thống đường, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động làm nên một vùng sinh thái độc đáo.Giữa các khuôn viên của ngôi nhà trong làng không được ngăn cách bằng hàng rào kín (bằng gạch xây, gạch mộc hay tường trình) và có cổng, mà là các hàng rào hở bằng cây chè tàu, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào từng nhà.Đặc điểm của làng cổ Phước Tích còn là làng không có ruộng, người dân sống bằng nghề gốm cổ truyền, vốn từ lâu đã trở thành thương hiệu.Mới đây, để giới thiệu, quảng bá nét hương xưa ở ngôi làng cổ độc đáo này, Tổ chức JICA phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu tại các kỳ Festival Huế.Ngoài ra, khi đến Phước Tích, du khách còn có cơ hội tham quan hàng chục đình, chùa, miếu, đền thờ, như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế, thờ Yoni và Linga của người Chăm, các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang của người Chăm, đền Văn Thánh…Miếu Ðôi thờ người khai canh Hoàng Minh Hùng được phong làm Thần Hoàng của làng. Những di tích này mang đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của Việt Nam.

TTXVN
Từ khóa: "Hương xưa làng cổ, Festival Huế 2018, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033415

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC