Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Lửa cướp đi 100ha rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên

Lửa cướp đi 100ha rừng Vườn quốc gia Hoàng Liên

Cập nhật: 08/03/2012

Theo đánh giá của Ban chỉ huy Phòng cháy chữa cháy rừng Lào Cai, trong 5 ngày (từ 2-6/3), lửa đã cướp đi gần 100ha rừng trong Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Trong đó, khu vực Séo Mý Tỷ mất gần 80ha, khu vực Ô Quý Hồ trên 10ha. Tuy diện tích cháy không lớn bằng đợt cháy tháng 2/2010, thời gian cháy cũng không kéo dài, nhưng hậu quả của nó để lại về môi trường không hề nhỏ, nhất là các điểm cháy lại nằm liền trên các tuyến du lịch.

Để sớm đưa trả lại môi trường xanh, sạch, đẹp, phục vụ phát triển du lịch và phục hồi đa dạng sinh học sau cháy, Ban chỉ huy Phóng cháy chữa cháy rừng Sa Pa chỉ đạo các một số đơn vị địa phương tiếp tục ở lại kết hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên và thanh niên địa phương dọn dẹp vệ sinh xung quanh các điểm cháy, đồng thời tiếp tục tăng cường giám sát, theo dõi, quản lý các điểm cháy cũ, kịp thời nắm tình hình không để lửa bùng phát trở lại.

Tính đến sáng 7/3 đã có hàng trăm bao tải đựng can nhựa, túi giấy bóng là những vật dụng đựng nước và thức ăn phục vụ chữa cháy được thu gom đưa ra khỏi rừng, trả lại cảnh quan sạch sẽ cho Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Cùng với việc khẩn trương xác định nguyên nhân xảy ra cháy và tổng kết công tác chữa cháy để kịp thời rút kinh nghiệm và bài học phòng cháy chữa cháy rừng tốt hơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai giao nhiệm vụ cho Vườn quốc gia và huyện Sa Pa sớm có kế hoạch tuần tra nghiêm ngặt, khoanh nuôi rừng và trồng bổ sung những loại cây thích hợp vào diện tích đã bị cháy; tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng cháy chữa cháy rừng đến với người dân sống và canh tác gần rừng; đồng thời kiến ghị với cấp có thẩm quyền về lâu dài phải có kế hoạch và kinh phí di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng lõi Vườn quốc gia; lập các đường tuần tra báo cháy và tăng cường trang thiết bị chữa cháy chuyên nghiệp cho lực lượng bảo vệ Vườn ngày một tốt hơn.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn vùng Tây Bắc, thời tiết khu vực này còn diễn biến phức tạp, hanh khô có thể còn kéo dài thêm vài ngày nữa. Do vậy, không chỉ có Sa Pa mà các huyện có rừng như Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Thắng cũng cần đề phòng hỏa hoạn xảy ra./.

Lục Văn Toán

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036336

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC