Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Mạnh tay với buôn bán động vật hoang dã góp phần kiểm soát đại dịch

Mạnh tay với buôn bán động vật hoang dã góp phần kiểm soát đại dịch

Cập nhật: 03/04/2020

Nếu để nói về một khía cạnh tích cực liên quan đến bảo tồn loài trong đại dịch covid-19 thì đó là việc Trung Quốc và Việt Nam cùng thúc đẩy lệnh cấm sử dụng, tiêu thụ động vật hoang dã.

Hai quốc gia được cho là góp phần gây ra tỷ lệ tử vong tăng vọt của các động vật nguy cấp như tê giác, voi và tê tê – những loài bị giết để ăn và làm “thuốc chữa bệnh” đầy vi diệu. Nhưng nạn buôn bán và các chợ tươi sống không chỉ gây ra đợt bùng phát gần đây, mà cả dịch SARS năm 2002, cúm lợn…

Các sản phẩm từ voi vẫn bị buôn bán tràn lan. (Ảnh: TNN)

Tháng 1 vừa qua, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đối với tất cả các hoạt động nuôi và tiêu thụ động vật hoang dã trên cạn có giá trị sinh thái, khoa học và xã hội quan trọng. Lệnh cấm này dự kiến trở thành luật vào cuối năm nay.

Và tới lượt mình, Việt Nam cũng cân nhắc ngừng nhập khẩu động vật làm thức ăn sau bức thư ngỏ của các tổ chức bảo tồn gửi Thủ tướng Chính phủ.

Bức thư được Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature), WWF, Tổ chức Động vật Châu Á (AAF), TRAFFIC, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (SVW), WCS cùng một số tổ chức ký nêu bật quan điểm: “Hạn chế tương tác giữa động vật hoang dã và con người thông qua thực thi pháp luật mạnh mẽ chống lại buôn bán động vật hoang dã và thị trường động vật hoang dã là cách tiếp cận hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro trong tương lai liên quan đến việc truyền bệnh giữa động vật và con người”.

“Là nguồn gốc của đợt bùng phát đặc biệt này, Trung Quốc đã thực hiện một số hành động quan trọng để giảm thiểu rủi ro bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai bằng cách tạm thời đóng cửa tất cả các chợ động vật hoang dã. Biện pháp này là sự thừa nhận các mối đe dọa nghiêm trọng mà Việt Nam phải đối mặt”.

“Để đảm bảo an toàn quốc gia, an ninh kinh tế và sức khỏe của cộng đồng và hệ sinh thái quý giá của Việt Nam, chúng tôi đề nghị chính phủ Việt Nam thực hiện các hành động mạnh mẽ và bền vững để ngăn chặn mọi hoạt động buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay sau đó đã phúc đáp thư ngỏ bằng việc giao cho Bộ NN&PTNT soạn thảo chỉ thị cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, trình Chính phủ xem xét vào 1/4.

Deborah Calmeyer, người điều hành tổ chức ROAR châu Phi rất phấn khích về viễn cảnh buôn bán động vật hoang dã có thể bị kiềm chế.

“Tôi cho rằng cuối cùng chúng ta đã gần như chắc chắn có được một kết quả tích cực. Nhiều người đã thông suốt và điều này sẽ giúp làm giảm nhu cầu tiêu thụ các loài độc lạ, thậm chí ngay cả những người không quan tâm đến các loài động vật cũng sẽ cẩn trọng hơn với yêu cầu kiểm soát buôn bán động vật hoang dã để bảo vệ chính họ. Một khi đại dịch được kiểm soát và “vết thương” được gỡ băng gạc, thế giới sẽ chú ý đến nguyên nhân ban đầu. Thậm chí có thể trừng phạt thương mại đối với các quốc gia không nỗ lực kiểm soát buôn bán động vật hoang dã”.

Nhật Anh (Theo New York Post)

https://baovemoitruong.org.vn/
Từ khóa:

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035036

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC