Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Múa sênh tiền – nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mông Tây Bắc

Múa sênh tiền – nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mông Tây Bắc

Cập nhật: 30/06/2022

Nhắc đến văn hóa cổ truyền của đồng bào Mông ở vùng Tây Bắc không thể không nói đến điệu múa sinh tiền (sênh tiền), một trong những nét văn hóa mang đậm tinh hoa cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông.

Múa sinh tiền được người Mông trình diễn trong mỗi dịp lễ hội trong năm.

Ông Lý Chiến Sách, dân tộc Mông, trưởng bản Mông Tổng Kim (xã Vĩnh Yên, Bảo Yên, Lào Cai) chia sẻ: “Múa sênh tiền được người Mông sáng tạo nên, gắn với đời sống văn hóa, tâm linh, cưới hỏi, tang ma của đồng bào nơi đây”.

Nét độc đáo của điệu múa sênh tiền trước hết thể hiện ở nhạc cụ, đó là cây gậy sênh tiền. Gậy sênh tiền được làm từ thân cây trúc, có chu vi khoảng 5 - 7 cm, chiều dài của gậy khoảng từ 80 - 120 cm. Thân gậy được làm từ 4 - 5 đốt ống trúc có chiều dài tương đối đều nhau.

Thông thường thì gậy sênh tiền được làm từ 4 đốt ống trúc, trong đó 3 đốt ống được đục lỗ, mỗi đốt đục 4 lỗ, mỗi lỗ xâu 3 đồng xu, đốt thứ hai không đục lỗ để khi biểu diễn người biểu diễn cầm vào đốt này. Trước đây, gậy sênh tiền chủ yếu là tiền xu, nhưng hiện nay tiền xu rất hiếm nên được thay thế bằng các hình tròn nhôm, sắt… Ở hai đầu gậy được buộc một ít sợi chỉ có đủ các màu, xanh, đỏ, tím, vàng hoặc sợi vải đỏ để gậy thêm đẹp hơn, giúp quá trình biểu diễn điệu múa mềm mại, uyển chuyển, sinh động.

Khi trình diễn, người múa sinh tiền phải thực hiện theo những thao tác của bài múa, đồng thời có thể sáng tạo thêm những động tác khác cho bài múa được sinh động. Để biết múa gậy sênh tiền, người học bắt buộc phải thuộc mười thao tác cơ bản, đây là thao tác không thể thiếu.

Khi biểu diễn, các động tác này được lặp đi lặp lại nhiều lần, trong quá trình xoay chuyển, di chuyển chỗ không sử dụng hết tất cả các thao tác. Cụ thể, động tác 1, 2, 3 vuốt gậy lên xuống 3 lần, động tác 4 vẩy đầu gậy dưới lên, động tác 5 khi vẩy đầu dưới lên thì tiếp theo phải đập đầu dưới xuống, động tác 6 khi đập đầu dưới xuống thì đầu trên của gậy có xu hướng quay vòng tròn theo hướng đầu đập xuống.

Tay trái đỡ đầu trên lên gậy vung về phía vai phải (động tác 7), tay trái đưa ra đỡ đầu dưới (động tác 8). Đầu gậy trên vung về phía vai trái (động tác 9), tay trái vuốt gậy từ đầu tay cầm đến đầu trên theo hướng xuống dưới (động tác 10).

Múa sinh tiền được đưa vào hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.

Mỗi điệu múa sênh tiền thường gồm 4 - 5 đoạn tùy người múa chọn. Khi biểu diễn, người biểu diễn các động tác 1, 2, 3 sẽ lặp lại 2 rồi đến động tác thứ 4 bắt đầu xoay vòng người. Mỗi một đoạn xoay 3 vòng, mỗi vòng 3600, vòng 1 xoay ngược chiều kim đồng hồ, vòng 2 xoay theo chiều kim, vòng 3 ngược chiều kim đồng hồ, kết thúc vòng 3 chuyển sang đổi chỗ nếu múa đôi nam, đôi nữ.

Gậy sênh tiền được dùng đi kèm với khèn vào các dịp lễ hội, vui xuân hay có người mất. Người múa khèn đi trước, gậy sênh tiền múa theo sau, điệu múa của khèn như thế nào thì gậy sênh tiền y hệt như vậy. Các điệu xoay người của khèn như thế nào thì gậy cũng xoay theo như vậy. Đây là hai nhạc cụ kết hợp cùng nhau. Thầy giáo Lý Chiến Gìn, dân tộc Mông (Bảo Yên- Lào Cai) kể rằng: “Trong tang ma, người Mông thể hiện tình cảm chia buồn cùng gia đình tang quyến bằng việc sử dụng nhạc cụ khèn, gậy sênh tiền, trống. Chỉ các gia đình có mối quan hệ như thông gia, con cháu mới thực hiện nghi lễ này”.

Múa sênh tiền và cây gậy sênh tiền gắn bó sâu đậm trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc, thể hiện tư duy sáng tạo và sự khéo léo, tinh tế trong việc chế tạo ra nhạc cụ và bài múa. Mỗi khi bản làng có hội xuân, gia đình có tang ma, múa sênh tiền cùng với cây khèn đã trở thành linh hồn tạo nên những âm hưởng sâu lắng, gợi lên sắc màu văn hóa truyền thống của mảnh đất và con người nơi đây./.

Bài, ảnh: Nguyễn Thế Lượng

Báo Đảng Cộng sản – dangcongsan.vn – Đăng ngày 30/06/2022
Từ khóa: biểu diễn, Độc đáo, Lào Cai, mua sênh tiền, nét văn hóa, Tây Bắc, tinh hoa

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037196

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC