Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Nâng cao chất lượng ca Huế trên sông Hương

Nâng cao chất lượng ca Huế trên sông Hương

Cập nhật: 02/02/2012

Bắt đầu từ tháng 1/2011, tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành các quy định về hoạt động biểu diễn và tổ chức dịch vụ biểu diễn ca Huế trên sông Hương, nhằm khắc phục tình trạng lộn xộn, chèo kéo khách và bớt xén chương trình, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn nghệ thuật này phục vụ khách du lịch.

Theo đó, mỗi chương trình ca Huế phải dài ít nhất 60 phút trở lên (không kể phần dịch ra tiếng nước ngoài đối với các buổi biểu diễn dành cho khách người nước ngoài); phải có tối thiểu 3 nhạc cụ trong các loại thập lục, tỳ bà, nhị, nguyệt, bầu, sáo; phải có tối thiểu 7 diễn viên và nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đơn; 8 diễn viên và nhạc công khi biểu diễn trên thuyền đôi, các loại thuyền du lịch khác và ca Huế thính phòng tại các khách sạn, nhà hàng...

Tỉnh quy định sáu điều cấm đối với hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương như cấm rút ngắn thời lượng, thay đổi nội dung chương trình làm ảnh hưởng chất lượng nghệ thuật ca Huế trên sông Hương; cấm bán các loại băng, đĩa trái phép khi tham gia biểu diễn ca Huế trên sông Hương; cấm lợi dụng hoạt động ca Huế trên sông Hương làm tổn hại đạo đức, lối sống, làm suy giảm giá trị nghệ thuật ca Huế...

Trên vé xem biểu diễn ca Huế trên sông Hương hiện nay từ chương trình ca Huế, đến số lượng diễn viên, nhạc công đều được quy định để tránh tình trạng chạy sô, rút bớt chương trình và số lượng diễn viên cho mỗi suất diễn…

Tỉnh tiến hành cấp giấy phép biểu diễn ca Huế, có giá trị trong 5 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn được xem xét cấp lại; nếu bị mất hoặc hư hỏng phải làm thủ tục xin cấp, đổi giấy phép. Những đối tượng được cấp giấy phép hành nghề biểu diễn ca Huế là nghệ sỹ Nhân dân, nghệ sỹ Ưu tú, nghệ nhân là các diễn viên, nhạc công ca Huế; giáo viên đang giảng dạy về chuyên ngành ca Huế, nhạc công truyền thống Huế tại Trường Trung học văn hóa nghệ thuật tỉnh; giảng viên đang giảng dạy bộ môn âm nhạc truyền thống tại Học viện Âm nhạc Huế có thời gian công tác từ 2 năm trở lên; diễn viên đạt huy chương vàng, huy chương bạc ca Huế tại các liên hoan, hội diễn khu vực và toàn quốc.

Ngoài ra, còn có các đối tượng khác như người có bằng tốt nghiệp trung cấp đạt loại khá và cao đẳng, đại học đạt loại trung bình khá trở lên thuộc các chuyên ngành nghệ thuật ca Huế, ca kịch Huế, âm nhạc truyền thống Huế; người được đào tạo bằng hình thức truyền nghề đã qua lớp tập huấn cơ bản về chuyên ngành ca Huế tại Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế; người có bằng tốt nghiệp đạt loại trung bình thuộc các chuyên ngành nghệ thuật ca Huế, ca kịch Huế, âm nhạc truyền thống Huế...; người được Hội đồng nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thẩm định đề nghị thì được cấp giấy phép biểu diễn ca Huế trên sông Hương...

Hiện, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có khoảng 250 diễn viên nhạc công được xem xét và cấp phép biểu diễn ca Huế...

Quốc Việt

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036965

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC