Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ngăn chặn nạn xâm hại rừng phòng hộ khe Lá

Ngăn chặn nạn xâm hại rừng phòng hộ khe Lá

Cập nhật: 12/11/2008

Rừng phòng hộ khe Lá (Tân Kỳ, Nghệ An) ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp môi trường sinh thái, tạo nguy cơ gây lũ quét bất ngờ khi mưa về, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và giao thông xã Nghĩa Dũng.

Chỉ trong bốn năm, hơn 1.000 ha rừng phòng hộ khe Lá, do Ban quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Tân Kỳ (Nghệ An) quản lý, đã bị tàn phá nghiêm trọng. Một số người dân bất chấp pháp luật, ngang nhiên chặt, đốt, làm thay đổi hiện trạng rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng môi sinh, môi trường.Sau hai giờ đi bộ ngược khe Lá, chúng tôi mới đến khu vực rừng phòng hộ do Ban QLRPH Tân Kỳ quản lý. Khu vực này đang có nhiều hộ dân từ một số xã giáp ranh xã Nghĩa Dũng tự ý vào dựng lán trại lấn chiếm đất đai, phá hoại rừng. Tại các tiểu khu 865 và 860 rừng bị đốt, cây bị chặt phá bừa bãi. Chặt phá, đốt đến đâu, các hộ xâm canh liền trồng thế cây keo lai vào đó. Tại khoảnh 19, lô 1, tiểu khu 868, diện tích 16,9 ha, theo báo cáo của cán bộ kỹ thuật Ban QLRPH Tân Kỳ, nguyên trạng thuộc loại rừng trạng thái Ic và rừng IIa, vừa bị chặt đốt hoàn toàn. Những cây gỗ to bị chặt hạ còn nằm ngổn ngang. Một số gỗ đã được chặt cành chất đống dưới chân núi chờ vận chuyển đi tiêu thụ. Tại một số khoảnh rừng như: khoảnh 18, khoảnh 20, tiểu khu 865, chúng tôi cũng chứng kiến cây rừng bị đốn hạ, cháy nham nhở. Tại các khoảnh, Ban QLRPH Tân Kỳ đã xây dựng kế hoạch lập hồ sơ thiết kế chuyển đổi trồng cây bản địa. Nhưng kế hoạch chưa kịp thực hiện thì cách đây ba tháng, toàn bộ khu rừng này đã bị xóa sổ. Thay thế vào đó là cây keo lai đã bén rễ. Việc một số người dân xã Quang Thành, Yên Thành xâm canh, xâm cư phá rừng phòng hộ thuộc phạm vi Ban QLRPH Tân Kỳ quản lý trên địa bàn xã Nghĩa Dũng, không phải bây giờ mới xảy ra. Năm 2003, khi UBND tỉnh Nghệ An thành lập Ban QLRPH Tân Kỳ và thực hiện di chuyển các hộ dân thuộc xóm Dương Lễ, xã Nghĩa Dũng ra khỏi phạm vi rừng phòng hộ để triển khai các giải pháp bảo vệ rừng, thì từ đây, các hộ dân xã Quang Thành đã lợi dụng xâm canh vùng giáp ranh, lấn sâu phía trong rừng phòng hộ.

Trước tình trạng rừng bị chặt phá, ngày 13/10/2005, Ban QLRPH Tân Kỳ đã báo cáo UBND tỉnh và các ngành liên quan, khẳng định: "Rừng phòng hộ của Tân Kỳ tại các tiểu khu 853, 865, 860 đã bị xâm lấn, nguy cơ chặt phá rừng phòng hộ hết sức nghiêm trọng". Nhận được báo cáo, UBND tỉnh đã có liên tiếp hai văn bản giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các huyện, các đơn vị liên quan giải quyết. Ðến ngày 3-12-2007, nghĩa là sau hai năm, UBND hai huyện Tân Kỳ và Yên Thành mới họp bàn thì đã muộn, rừng đã bị chặt phá với diện tích lớn. Ngày 19/8/2008, đã xảy ra xô xát giữa Ban QLRPH Tân Kỳ và những người xâm canh, phá rừng phòng hộ ở các xã Quang Thành, Tây Thành. Cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố bị can. Tuy vậy, việc chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn khe Lá vẫn không giảm mà ngược lại, ngày càng nghiêm trọng.Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, hơn 1.068 ha rừng phòng hộ đầu nguồn khe Lá bị phá hoại, ảnh hưởng trực tiếp môi trường sinh thái, nguy cơ gây lũ quét bất ngờ khi mưa về, ảnh hưởng đời sống nhân dân và giao thông các xóm: Dương Lễ, Ðồng Kho, Tân Thọ, Văn Sơn thuộc xã Nghĩa Dũng và Trại giam số 3 Tân Kỳ. Lãnh đạo xã Nghĩa Dũng cho biết, khe Lá là nguồn nước tưới cho 160 ha đất hai vụ trên địa bàn. Nhưng từ khi rừng phòng hộ đầu nguồn khe Lá bị tàn phá thì vào mùa khô nước hầu như cạn kiệt. Một phần ba diện tích đã phải chuyển đổi sang trồng màu và hầu hết diện tích chỉ còn đủ nước làm một vụ. Xã đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, tỉnh nhưng không được quan tâm giải quyết.

Báo Nhân Dân
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033249

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC