Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Người cor tại Quảng Nam bảo tồn nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu

Người cor tại Quảng Nam bảo tồn nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu

Cập nhật: 17/12/2014

Nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu trong lễ hội đâm trâu có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào người Cor sinh sống tại Quảng Nam. Nét văn hóa độc đáo này đã được người dân nơi đây bảo tồn lưu giữ mặc dù trải qua nhiều biến thiên của thời gian và lịch sử.

Cây nêu của người Cor ở Trà Kót đã phục dựng hoàn tất trong dịp đón xuân Quý Tỵ 2013. Ảnh: langvietonline.vn

Đặc biệt từ khi nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 9 vừa qua đã tạo ra một sự khích lệ rất lớn đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây trong việc tiếp tục phát huy, làm nổi bật hơn nữa những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể này.

Người Cor là một trong những thành phần dân tộc thiểu số chính sinh sống trên địa bàn miền núi Quảng Nam, tập trung chủ yếu ở hai xã Trà Kót và Trà Nú của huyện Bắc Trà My. Ở xã Trà Kót có khoảng 1.560 người Cor sinh sống và nơi đây đồng bào người Cor còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đặc biệt là cách làm cây Nêu và bộ Gu.

Già làng Trần Văn Hành, năm nay gần 90 tuổi là một trong những người uy tín trong xã thường đứng ra làm cây Nêu và làm bộ Gu vào các dịp có lễ đâm trâu của bản làng. Theo già làng Trần Văn Hành, lễ đâm trâu hay còn gọi là “ăn trâu huê” là ngày lễ cúng các vị thần linh và ông bà tổ tiên để cầu mong sức khỏe, sự no đủ cho gia đình và bản làng. Mặc dù lễ đâm trâu của đồng bào người Cor thường do một gia đình có điều kiện đứng ra tổ chức nhưng vẫn mang tính cộng đồng rất cao bởi ngoài con trâu của gia chủ thì tất cả người trong làng sẽ góp rượu, góp gạo, góp gà, thậm chí cả heo và cùng nhau tổ chức. Việc dựng cây Nêu để thực hiện nghi lễ đâm trâu có ý nghĩa rất quan trọng, nó giống như “một cây cầu” để mời các vị thần và tổ tiên ở trên trời xuống và ngự trên đó để chứng kiến việc đâm trâu mà gia chủ dâng lên. Theo văn hóa của người Cor, cây Nêu có chiều cao khoảng 4m được làm từ cây gỗ chò. Vị già làng đảm nhận làm cây Nêu sẽ cùng với những thanh niên trai cháng trong làng vào rừng tìm một cây chò mọc trên đỉnh núi cao, có thân thẳng đứng, không bị gãy ngọn. Sau đó già làng sẽ làm lễ cúng để xin phép thần rừng cho đốn hạ cây mang về làm cây Nêu. Để hoàn thành làm một cây Nêu thường phải mất khoảng 10 ngày do hơn 10 người thợ khéo tay thực hiện. Trên cây Nêu sẽ gồm các phần theo thứ tự từ dưới lên là Tưr lớn và Rác trác; Gu lớn; Tưr nhỏ và cây rựa; Gu nhỏ; Rác trác; hình bắp chuối và trên cùng là con chim chèo bẻo. Trên thân của cây Nêu là những hình điêu khắc tinh tế về mặt trời, mặt trăng, núi rừng, sông suối, bản làng, hình cây quế, cây lúa, cây bắp và những con vật nuôi như trâu, bò…tất cả được sơn với màu sắc rực rỡ, tươi mới. Khi lễ đâm trâu diễn ra con trâu sẽ được buộc chặt vào cây Nêu và các già làng sẽ làm lễ cúng để mời các thần linh và tổ tiên về chứng kiến lễ đâm trâu.

Ông Dương Lai, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Bắc Trà My cho biết: Những họa tiết trên cây Nêu thể hiện sự gần gũi giao hòa giữa con người với núi rừng, nói lên sự hình thành và phát triển của đồng bào người Cor. Điểm đặc trưng riêng trên cây Nêu của người Cor chính là ở phần trên cùng có hình bắp chuối rừng thể hiện sự sung túc, sự phát triển và hình ảnh con chim chèo bẻo thể hiện sức mạnh kiên cường, bất khuất của đồng bào người Cor trong sản xuất cũng như trong đấu tranh đánh đuổi kẻ thù.

Phía trong nhà của gia chủ làm lễ đâm trâu sẽ treo một bộ Gu (đồ thờ cúng) được chạm khắc hoa văn tinh tế. Một chiếc được treo ở ngoài cửa chính để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp luôn đến với gia chủ; một chiếc treo ở giữa nhà được làm cầu kỳ hơn để cho các vị thần và gia tiên ngự ở trên đó và ngay phía dưới sẽ là mâm cơm cúng sau khi xong nghi lễ đâm trâu ở ngoài sân. Ông Huỳnh Tấn Bường, Bí thư Đảng ủy xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My khẳng định: Việc dựng cây Nêu và treo bộ Gu trong lễ ăn trâu huê có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào người Cor từ bao đời nay để cầu mong các vị thần linh và tổ tiên ban cho một cuộc sống an lành. Khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu trong lễ hội đâm trâu của đồng bào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia bà con nhân dân nơi đây ai cũng rất phấn khởi, tự hào biết ơn Đảng và Nhà nước không chỉ giúp cho đồng bào có cuộc sống ấm no mà còn quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.

Trong tháng 7 năm nay, huyện Bắc Trà My đã đưa vào sử dụng quảng trường văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện, trong đó có việc xây dựng một cây Nêu kiên cố ở giữa quảng trường và bộ Gu treo trong nhà truyền thống như một biểu tượng văn hóa rất tự hào không chỉ của riêng đồng bào người Cor mà của cả các dân tộc anh em khác sống trên địa bàn huyện. Bà Huỳnh Thị Thùy Dung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: Thời gian tới huyện sẽ hệ thống lại hồ sơ tư liệu liên quan đến việc thực hiện nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu, biên tập lại thành những cuốn sách nhỏ sau đó sẽ chuyển về các bản làng và các trường học nơi có đồng bào Cor sinh sống để tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm trong việc giữ gìn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036313

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC