Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Người Hà Nội và giấc mơ về những thảm thực vật xanh

Người Hà Nội và giấc mơ về những thảm thực vật xanh

Cập nhật: 03/02/2017

Phóng tầm mắt từ trên cao, các tuyến phố Hà Nội cũ được bao bọc bởi những cung đường xanh rợp bóng cây. Tiếng ồn ào, ầm ĩ của các phương tiện giao thông cùng khí thải và khói bụi dường như được thanh lọc và thẩm thấu cả vào trong biển lá đan kết lên nhau tầng tầng, lớp lớp.

Những hàng cây cổ thụ dệt nên "lá phổi xanh" cho người Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Vì thế, nếu ai đó chót yêu Hà Nội sẽ không dễ gì mà quên được những nét thanh bình nơi đây. Bởi,những mảng xanh đầy sức sống đó sẽ lặng lẽ len lỏi tưới mát cho từng ngóc ngách tâm hồn bạn. Năng lượng từ thiên nhiên Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, niềm yêu của cô giáo dạy văn Nguyễn Kim Anh, Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú đối với mảnh đất thân thương này chính là những hàng cây.Cô Kim Anh cho biết, nhà ở gần đường Thanh Niên nên mỗi ngày đều đi đi, về về trên những tuyến phố được xếp hạng đẹp nhất của Thủ đô. “Cuộc đời như ban cho mình đặc ân, mỗi ngày chạy xe trên đường Thanh Niên, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu… mọi mệt mỏi có thể như tan đi, thay vào đó cơ thể như được tiếp thêm năng lượng từ thiên nhiên,” cô Kim Anh chia sẻ. Những hàng cây trăm tuổi đan vào nhau tạo nên một cái cổng vòm chạy dọc theo suốt tuyến đường Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu. Bóng mát phủ kín bốn mùa, khách bộ thoải mái rảo bước trên hè phố thênh thanh. Vào dịp cuối Xuân, những cánh hoa sấu nhỏ li ti, chao liệng rơi xuống, tỏa hương thơm mát dịu, lấp đầy lồng ngực. Thảm lá vàng rực rỡ giữa trời thu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) Thu về, cây thay áo mới, những lớp lá vàng rực rải khắp con đường, các nhóm bạn trẻ dập dìu dạo chơi, kiếm tìm những khoảnh khắc lãng mạn, lưu giữ tuổi thanh xuân vào mỗi tấm hình. Chị Nguyễn Thu Thủy, cựu học sinh Trường phổ thông trung học Phan Đình Phùng không khỏi nâng nâng chia sẻ về cảm xúc một thời, “sau này sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng tôi không bao giờ có thể quên cái thời cắp sách đó. Đi nhiều nơi từ trong nước ra nước ngoài, song ký ức đẹp nhất vẫn những ngày lang thang cắp cặp, nô đùa với lũ bạn sau mỗi giờ tan học dưới những tán cây trên con đường này.” Di sản Mặc dù, Hà Nội đã từng nổi tiếng với những thảm thực vật xanh, với những con phố rợp bóng cây động lòng người, tuy nhiên điều này chỉ có được tại những tuyến phố cũ với những hàng cây cổ thụ được thừa hưởng từ hàng trăm nay trước như món di sản quý giá. Chị Phạm Tú Anh, quê ở Thái Bình lên Hà Nội học tập và ở lại thành phố đã được 25 năm. Chị cho rằng, ngoài những hàng cây di sản đó, nhiều chục năm nay thành phố gần như đã lãng quên việc kế thừa và quy hoạch hệ thống cây trồng để tạo ra tuyến đường mới làm nên tên tuổi. Những đứa trẻ hạnh phúc vui chơi dưới phố cây "di sản". (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) “Đơn cử như cây cầu Chương Dương đi vào hoạt động từ những năm 1985, nó là biểu tượng cho sự phát triển về phía Đông thành phố. Song 30 năm qua, dọc phố Nguyễn Văn Cừ là những hàng cây gầy guộc, bóng mát chỉ đủ che vỉa hè. Những ngày hè nắng nóng, mặt đường lúc nào cũng như chảo lửa,” chị Tú Anh than thở. Về phía Tây, khu vực mở rộng của thành phố với hệ thống các tòa nhà cao tầng hiện đại, bà Nguyễn Thị Lan, cư dân sống tại một khu chung cư trên phố Thành Thái cho rằng, cây trồng trên nhiều tuyến phố tại đây vẫn thiếu tầm nhìn dài hạn. “Lòng đường thì rộng, trên hai vỉa hè lại trồng những hàng bằng lăng. Loại cây này thân không cao, tán không lớn, nhiều chục năm sau cũng không thể phát triển và tạo bóng mát cho cả con đường,” bà Lan nói. Có chung quan điểm này, chị Kim Anh cũng thẳng thắn đưa ra ý kiến cá nhân, thành phố không nên vì vẻ đẹp trước mắt mà trồng những loài cây cho hoa, vốn thiếu sức sống dẻo dai và tính trường tồn. Thêm vào đó việc trồng cây mới như hiện nay, các cơ quan chức năng cần phải quảng bá, giới thiệu hình ảnh và tính trường tồn của các giống cây mới này trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân thành phố có thể thực hiện quyền và chức năng giám sát của mình. “Nếu, chúng ta không thực sự thay đổi, vẫn tiếp tục lúng túng trong việc phát triển các hệ thống cây xanh và vài ba chục năm tới thành phố không có được một thảm thực vật xanh kế tục những hàng cây trăm tuổi kia, thì người Hà Nội trưởng thành hôm nay đã thực sự mắc lỗi với tương lai, với chính con, cháu mình,” chị Tú Anh nói ./. HẠNH NGUYỄN

vietnamplus.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035825

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC